“Mong bữa cơm no cho hai em”
Nằm sâu trong góc làng Nút Riêng I có 3 chị em mồ côi. Người chị cả là KPuih Nga (Sn: 1998), em KPuih Ngân (Sn: 2007) và em KPuih Ngoh (Sn: 2011). Thấy chúng tôi vào, chưa biết là ai nhưng Nga đã vội ra ôm hai em của mình đứng góc nhà, đôi mắt run run vì sợ bắt mất các em mình.
Tâm sự với chúng tôi, Nga còn nhớ như in, lúc Nga lên 10 thì mẹ sinh em Ngoh cũng là ngày bố Nga lâm bệnh qua đời. Mẹ vừa mới sinh, không đi lại được nên mọi việc như nấu ăn và đi làm kiếm tiền đều đặt lên đôi vai gầy của cô bé 10 tuổi. Vì gia đình khó khăn, nên từ nhỏ Nga không được đến trường mà phải theo mẹ đi làm thuê để có tiền mua sữa cho hai em đang còn “bồng bế”. Vào một buổi chiều lúc Nga lên 14 tuổi thì nghe dân làng gọi Nga về chứ mẹ Nga uống thuốc tự tử rồi. Ba chị em ngồi bần thần bên xác người mẹ, cũng không có tiền để tổ chức tang ma nên dân làng đã phải góp lúa, góp tiền để giúp ba chị em.
Ba chị em mồ côi Kpuih Nga đang chịu cảnh bữa đói, bữa no |
Bố mẹ mất để lại cho 3 chị em một căn nhà do nhà nước hỗ trợ xây cùng khoản nợ hơn 8 triệu và khoản nợ này đang còn treo “lơ lửng” trên vai người chị cả mà không biết ngày nào trả được. Trong nhà đến một cái giường để ngủ cũng không có nên Nga phải trải bao cho các em nằm ngủ. Những đêm mưa lạnh, là ba chị em lại ngồi trong căn nhà rách nát mà ôm nhau khóc. Cuộc sống các chị em cơ cực hơn khi nhà hết gạo, Nga phải mang gùi đi xin từng nhà. Lúc các em ốm, Nga chỉ biết ôm các em trong lòng mà khóc.
Vì muốn có bữa cơm no cho các em, nên từ sáng sớm Nga đã đi nhổ mì, cắt lúa và bốc vác thuê. Chiều đến, khi làm xong Nga lại vào rừng kiếm măng, mót từng hạt thóc còn sót lại. Cứ như thế, mùa khoai mót khoai, mùa sắn mót sắn, để tối nấu cho các em ăn. Hầu như mọi cánh rừng, thửa ruộng trong làng Nút Riêng đều có vết chân của chị em nhà KPuih Nga.
Người chị cả dành tất cả mọi thứ để hai em ăn học đến trường |
Ngôi nhà của ba chị em mồ côi, “lổm ngổm” những khe sáng rọi thẳng trên mái, mưa đến là ba chị em lại ôm nhau “co ro” trong góc nhà mà không có cái chăn ấm để đắp. Ngôi nhà trống không, chỉ có chiếc giường bà con mới góp tiền mua nhưng cũng không có chiếu để nằm. Khi thấy gạo hết, chúng tôi hỏi sao không đi mua thì Nga lặng im, rồi lí nhí trong miệng: “Hôm nay không ai thuê nên không biết lấy gì cho các em ăn nữa...”. Mắt cô bé bỗng đỏ hoe và nước mắt trào ra…
Nghĩ mà quặn thắt, những bát gạo đầy vỏ trấu mà những hộ gia đình khác chỉ dùng để nấu rượu, thì ở đây chị em nhà Puih Nga thậm chí không có để ăn. Ánh mắt ngây thơ của cô bé út KPuil Ngoh: “Chị ơi em đói”, rồi Puih Ngân cũng níu lấy cô chị cả đòi ăn. Nhìn đôi mắt của các em, Puih Nga chua xót kể: “Trước đây đã có người vào hỏi xin hai em về nuôi. Nhưng cháu nhất quyết không để họ đưa em đi, lần đó cháu phải ôm em chạy về ra sau nhà trốn. Dù khổ thế nào thì cháu vẫn muốn chăm sóc, nuôi dưỡng đến khi 2 em trưởng thành”.
Tất cả dành để “nuôi chữ” cho các em
Khi được hỏi về chuyện học hành, trên nét mặt Nga không giấu nổi nét thoáng buồn. Có lẽ, con đường đến trường giờ đây đã quá xa vời trong niềm mơ ước của cô bé người dân tộc Jrai này. Nga bộc bạch: “Em không biết chữ, không biết ngày tháng và không biết mình sinh lúc nào. Chính vì vậy, em muốn hai em phải đi học để biết cái chữ mới hết khổ được…”.
Hiện tại, em út là KPuih Ngoh đang học lớp 1 và KPuih Ngân đang học lớp 3. Trực tiếp giảng dạy 2 em, cô giáo Huỳnh Thị Thiện tâm sự: “Nhà 2 em rất nghèo, đi học mà không có lấy một bộ quần áo lành lặn để mặc chứ chưa nói đến sách vở hay bút thước. Như em Ngoh lúc nào đến lớp cũng kêu đói, rồi khóc, còn em Ngân thì bị mặc cảm nên rất ít khi giao tiếp…Tuy nhiên 2 em rất chăm chỉ, đi học đều đặn lại ngoan nghe lời cô giáo nên toàn bộ sách vở, bút thước được các thầy cô giáo trong trường bỏ tiền ra mua. Chỉ cần các em vui vẻ, chăm chỉ học hành thì những người giáo viên như chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ tiền bạc, động viên các em”.
Ngôi nhà do nhà nước hỗ trợ xây nay đã “tan hoang” |
Ông Puih Phế (Trưởng thôn Nút Riêng I) chia sẻ, hiện tại gia đình cháu KPuih Nga có hoàn cảnh khó khăn nhất xã. Vì cháu còn quá nhỏ, không học hành, không có một chút hiểu biết gì nên đã khó nay càng khó hơn. Ai thuê gì làm đó, từ việc bốc vác, nhặt lúa.. cô chị đều nhận làm. Tuy vậy, mỗi sáng sớm chúng tôi đã thấy cô chị dẫn 2 em đến lớp rồi mới về đi làm. Tôi rất mong, những bạn đọc khi biết hoàn cảnh của ba chị em mồ côi thì có thể chia sẻ để cho tương lai của ba chị em sẽ tốt hơn…”.
Nhận xét về hoàn cảnh của 3 chị em Puih Nga, bà Lê Thị Kim Huệ – công chức văn hóa xã hội xã Albá cho biết: “Gia đình em KPuih Nga là một trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Bố mẹ mất sớm, ruộng vườn đất đai thì không có, lại thêm hai đứa em nhỏ nên mọi cơm áo gạo tiền đều đè nặng lên cô chị cả. Đã thế các em còn khoản nợ do bố mẹ vay lúc xây nhà giờ cũng không có mà trả. Chính quyền cũng tạo mọi điều kiện nhưng cũng rất khó vì trên địa bàn còn nhiều hoàn cảnh. Vì vậy rất mong những nhà hảo tâm có thể giúp đỡ để các em có cuộc sống ổn định, chứ “bữa đói, bữa no” vậy tội các em lắm…”.
Ra về, chúng tôi lại quay lại nhìn 3 chị em mồ côi sống trong ngôi nhà “hoang tàn” mà không kìm được nước mắt. Mong rằng rồi mai đây cuộc sống các em sẽ không còn vất vả. Ngày ngày đều có đủ cơm và quần áo đến trường.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về: 1. Mã số 2724: Em Kpuih Nga, làng Nút Riêng I, xã Albá, huyện Chư Sê, Gia Lai. 2. Quỹ Nhân ái - Báo Khuyến học & Dân trí - Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội Tel: 024. 3. 7366.491/ Fax: 024. 3. 7366.490 Email: quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank: Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 045 100 194 4487 Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công - Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank: Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank: Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 11 700 00 10 420 Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh - Hà Nội * Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK - MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) * Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank: - Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí - Số tài khoản VND: 1400206027950. - Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ * Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank: - Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri - Account Number: 1400206027966 - Swift Code: VBAAVNVX402 - Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch - Tài khoản VND tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Tên Tài khoản : Báo Khuyến học và Dân trí Số Tài khoản : 26110002233886 Tại : Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam– Chi nhánh Tràng An Địa chỉ : Số 11 phố Cửa Bắc, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; ĐT: 0436869656. - Tài khoản USD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Account Name : Bao Khuyen hoc va Dan tri Account Number : 26110370888868 Swift Code : BIDVVNVX261 Bank Name : Bank for Investment and Development of Vietnam JSC,Trang An Branch Address : No 11 Cua Bac Str.,Ba Dinh Dist.,Hanoi, Vietnam; Tel: (84-4)3686 9656. 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 0239.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0236. 3653 725 VP TPHCM: số 294 - 296 đường Trường Sa, phường 2, quận Phú Nhuận, TPHCM. Tel: 028. 3517 6331 (Trong giờ Hành chánh) hoặc số hotline 0974567567 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0292.3.733.269 |
Tác giả: Phạm Hoàng
Nguồn tin: Báo Dân trí