Số hóa

Thói quen sai lầm ai cũng đang mắc làm điện thoại "tổn thọ"

Dùng điện thoại theo những cách dưới đây tức là chính bạn đang khiến cho điện thoại nhanh chóng bị hỏng.

Smartphone là phương tiện được mọi người sử dụng ở bất cứ nơi đâu dù đang đi ngoài đường, đi làm hay trên xe buýt....Tuy nhiên, chính vì sự "thân thiết" đó mà người sử dụng đã lạm dụng quá mức làm cho smartphone nhanh hỏng. Điều này xuất phát từ những thói quen sai lầm mà ai cũng thường mắc hàng ngày.

Tiếc tiền mua sạc trôi nổi

Sạc điện thoại được xem là vật bất ly thân đặc biệt với những người sử dụng điện thoại nhiều. Tuy nhiên, sạc cũng chính là thiết bị để dẫn nguồn điện vào máy khi sạc. Nhưng không ít người vẫn còn giữ thói quen vừa dùng vừa sạc điện thoại. Trông có vẻ không nguy hiểm nhưng rất nhiều sự việc đau lòng từng xảy ra như sạc nổ hay sạc kém chất lượng làm cho người dùng bị giật.

Căn cứ vào túi tiền nên vẫn có hiện tượng người sử dụng smartphone "nhắm mắt" mua các loại sạc trôi nổi, không đảm bảo chất lượng nhưng mức giá bán rẻ hơn rất nhiều so với hàng chính hãng hay tại các cơ sở bán đồ điện tử có uy tín. Sạc không đảm bảo chất lượng không chỉ kém an toàn mà nó còn không đảm bảo được cường độ dòng điện phù hợp theo quy định của máy. Nếu dùng như vậy lâu dài làm cho pin chai, máy bị hỏng.


Dùng điện thoại khi trời mưa

Với bất kỳ đồ điện tử nào cũng vậy, bị dính nước sẽ làm cho các bộ phân bên trong bị ảnh hưởng. Chưa kể tới dùng điện thoại trong khi trời mưa có thể trở thành vật dẫn dắt khiến sét đánh nguy hiểm đến tính mạng.

Nước mưa hay độ ẩm cao nếu thâm nhập qua các khe hở ở chân cắm sạc, tai nghe, mic vào bên trong sẽ tiếp tục làm cho các bộ phận bị ướt. Hậu quả là màn hình bị chập cháy, các bộ phận hỏng. Có không ít người sử dụng điện thoại quan niệm, điện thoại được che bằng kính ở màn hình và ốp sau lưng thì không o. Nhưng rất nhiều chi tiết nhỏ như loa, micro...đều có thể ngấm nước vào trong.

Vì vậy, khi trời mưa tốt nhất không sử dụng điện thoại, cẩn thận hơn nên tắt điện thoại tránh sét. Ngoài ra, cũng không nên đặt điện thoại ở nơi ẩm ướt hay gần cốc, bình nước.

Sạc pin khi đã đầy 100%

Thói quen này thường gặp nhất là lúc sạc pin vào ban đêm. Khi đó, bạn để pin sạc đầy 100% nhưng không biết do đã chìm vào giấc ngủ. Dù pin đã đầy 100% nhưng do chưa rút ra nên máy vẫn tiếp tục sạc. Dòng sạc lúc đó rất nhỏ, bạn cũng không thấy đang chạy như khi vừa sạc. Nhưng có nghĩa một lượng pin được xả ra và một lượng pin nhỏ khác được bù lại vào thông qua sạc.

Như vậy có nghĩa 5-6 tiếng suốt đêm, pin sẽ phải xả một lượng pin và sạc bù vào. Điều này khiến cho pin "mệt mỏi" và nhanh chóng bị chai. Nếu quá trình này kéo dài cũng như bạn đã ép pin làm việc quá sức và sẽ bị hỏng.

Chủ quan không có tấm ốp hay miếng dán màn hình

Nhiều người vẫn còn thói quen chủ quan này, họ nghĩ điện thoại xịn nên không cần phải quá bận tâm bởi màn hình dùng chất liệu chống xước, tấm lưng phía sau rất chắc chắn. Tuy nhiên, quá trình sử dụng móng tay có thể gây xước hay bạn để điện thoại trong túi xách có thể va chạm với những đồ dùng khác như mỹ phẩm, chìa khóa...làm cho màn hình bị xước. Từ một vài vết xước khó thấy bằng mắt thường ban đầu, về sau là những vết xước dài rất mất mỹ quan hay ảnh hưởng cả chất lượng màn hình.

Không có ốp lưng sau sẽ không giảm được bớt ngoại lực khi máy bị rơi. Dù cẩn thận đến mấy cũng có lúc bạn để rơi điện thoại xuống sàn nhà hay va đập mạnh. Nếu có tấm ốp lưng sẽ giúp giảm bớt ngoại lực và chấn động lên các linh kiện bên trong.

Không cho điện thoại nghỉ ngơi

Ngày nay, giới trẻ xem điện thoại như là phương tiện liên lạc và giải trí. Bất cứ lúc nào, ở đâu cũng thấy mọi người dùng điện thoại. Không ít người có thói quen "nghiện" điện thoại quá mức. Họ dùng cả ngày, khi gần hết pin sẽ sạc và thậm chí vừa sạc vừa dùng, ban đêm cũng không tắt máy...Điện thoại là một đồ điện tử cũng cần nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động bận rộn. Nếu bạn bắt buộc điện thoại dùng 24/24 sẽ khiến máy nóng, các linh kiện nhanh bị lão hóa.

Tắt máy khi đang ngủ là một cách để tối ưu hóa trên thiết bị di động, với pin điện thoại cần xả 1 tháng 1 lần. Cho nên cần xả pin cho điện thoại bằng cách sạc đầy 100% rồi dùng nhiều lần cho đến khi máy còn 20-30% sẽ tiếp tục sạc.

Tác giả bài viết: Hàn Phong

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP