Giáo viên vẫn rối với hướng dẫn dạy học tích hợp

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn hướng dẫn dạy tích hợp nhưng các nhà trường trung học cơ sở hiện nay vẫn lúng túng và xuất hiện nhiều phương pháp tình thế để đối phó với cách dạy và học mới này.

Lương giáo viên quá thấp, bao giờ có lương mới?

Vấn đề dạy thêm xuất phát từ thực trạng là lương của giáo viên quá thấp, rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như kế mưu sinh. Có đại biểu quốc hội cho rằng, cần nhìn thẳng vào vấn đề này để giải quyết thấu đáo. Qua hai năm đại dịch vừa rồi, giáo viên cũng cần cứu trợ.

Lương giáo viên sẽ được trả theo vị trí việc làm

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến hoàn thiện và dự kiến trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Viên chức, trong đó có quy định sẽ trả lương giáo viên theo vị trí việc làm kể từ ngày 01/01/2020.

5 cách cải thiện lương giáo viên

Trong điều kiện hiện nay, với khả năng có hạn của ngân sách nhà nước và yêu cầu cân đối giữa các ngành, nghề, Nhà nước sẽ rất khó khăn trong việc đổi mới và hoàn thiện chính sách lương đối với đội ngũ nhà giáo. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục và thực trạng đội ngũ nhà giáo hiện nay thì cần phải có nhiều cách để cải thiện lương giáo viên.

Khi giáo viên “trốn” Tết quê nhà

Không ít giáo viên ở tỉnh làm việc tại TPHCM không có điều kiện để về quê ăn Tết. Họ ở lại thành phố ăn Tết thì tiết kiệm được một khoản chi phí không nhỏ với rất nhiều nỗi niềm.

Xoay mọi cách "xin" quà Tết cho giáo viên

Xin tài trợ từ các doanh nghiệp, mạnh thường quân, vận động đóng góp, tổ chức các hội chợ Xuân quyên góp..., các cơ sở giáo dục có nhiều hình thức để gom góp thêm những phần quà chia sẻ, động viên đến nhà giáo khi Tết về.

Lương giáo viên: Đừng tăng kiểu cào bằng, bổ đầu

Việc tăng lương giáo viên nếu mang tính cào bằng, bổ đầu, lương không trả theo năng lực thì dù có tăng vẫn khó tạo được động lực cho người giỏi nhưng lại hấp dẫn người thiếu năng lực.

Tăng lương giáo viên: Đầu tiên là tiền đâu?

Khi Bộ GD-ĐT đề xuất lương giáo viên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp, đội ngũ giáo viên khấp khởi niềm vui cùng với sự hoài nghi: Tiền đâu?

GS.VS Đào Trọng Thi: Nên có thang bảng lương riêng cho giáo viên

“Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 đã có câu “lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp”. Nhưng trên 20 năm vẫn chưa thực hiện được. Do đó theo tôi, ngoài đề xuất lương cao nhất, cần có thang bảng lương riêng cho giáo viên bởi đây là ngành đặc thù”.

Tăng lương cho giáo viên: Xin đừng bàn cãi nữa!

Tiền lương của nghề giáo vẫn luôn là câu chuyện dài nhiều tập với bao trăn trở, băn khoăn khi các chế độ đãi ngộ vẫn chưa tương xứng với áp lực, vị thế người thầy.

Lương giáo viên cao nhất trong hệ thống bậc lương: Chỉ là tín hiệu vui?

Bộ GD-ĐT đề xuất lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành. Không ít nhà giáo đón nhận thông tin này không mấy hồ hởi mà chỉ xem đó là một… tín hiệu.

Chưa thể tăng lương giáo viên ngay lập tức

“Nếu ngân sách chưa đủ để làm đồng loạt ngay lập tức thì cần phân theo lộ trình cụ thể. Có thể ưu tiên tăng sớm hơn cho vùng khó khăn trước. Còn thành phố, có thể giãn thời gian tăng lương”. Trên đây là ý kiến của TS Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về đề xuất tăng lương cho giáo viên cao nhất trong thang bảng lương.


TOP