Kinh tế

Nhiều cổ phiếu tiếp tục giảm sâu, không có giao dịch

Chốt phiên ngày hôm nay (26/7), thị trường chứng khoán đã chứng kiến đà đi lên của các chỉ số trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu vẫn giảm sâu và không có khách giao dịch.

Khởi động phiên giao dịch sáng nay (26/7), thị trường chứng khoán trong nước tiếp vẫn chìm trong sắc đỏ. Giao dịch diễn ra trong giằng co, khi nhóm cổ phiếu lớn phân hóa giữa hai màu xanh đỏ, với biên độ tăng/giảm thấp trên dưới 1%.

Sắc đỏ vẫn áp đảo trên bảng điện tử, trước tâm lý chốt lời của giới đầu tư (trong đó chủ yếu là nhóm cổ phiếu nhỏ). Thanh khoản tiếp tục giữ ở mức rất thấp.

Tạm chốt đợt làm việc buổi sáng, chỉ số Vn-Index đã giảm 4,29 điểm, tương đương 0,46%, xuống mức 923,29 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 106 triệu đơn vị, giá trị 1.924,59 tỷ đồng, giảm gần 17% về khối lượng và 18% về giá trị so với phiên sáng hôm qua. Toàn thị trường có 97 mã tăng và 163 mã giảm.

Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index cũng giảm 0,23 điểm, tương đương 0,22%, xuống còn 103,36 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt hơn 25 triệu đơn vị, giá trị 298,47 tỷ đồng. Toàn thị trường có 47 mã tăng và 101 mã giảm.

Ảnh minh họa

Bước sang đợt làm việc buổi chiều, đà đi lên bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên giao dịch không thực sự khởi sắc. Số cổ phiếu giảm điểm vẫn chiếm ưu thế trên bảng điện tử trước tâm lý thận trọng của giới đầu tư.

Trong phiên giao dịch ngày hôm nay, thị trường chứng khoán trên cả hai sàn tiếp tục chứng kiến đà đi xuống của nhiều cổ phiếu. Đặc biệt, nhóm cổ phiếu vừa - nhỏ đã giảm khá mạnh và trắng bên mua. Điển hình, CII giảm sàn 1.850 đồng; CMT giảm sàn 720 đồng; FTM giảm sàn 1.300 đồng; HNG giảm sàn 1.100 đồng; KAC giảm sàn 1.100 đồng; POM giảm sàn 1.050 đồng/cổ phiếu…

Ở nhóm cổ phiếu lớn tiếp tục phân hóa giữa hai nhóm tăng giảm. Trong đó, GAS giảm 600 đồng/cổ phiếu; MWG giảm 500 đồng/cổ phiếu; NCT giảm 500 đồng/cổ phiếu; ROS giảm 450 đồng/cổ phiếu… Ở chiều ngược lại, VCB tăng 1.400 đồng/cổ phiếu; DHG tăng 200 đồng/cổ phiếu; HOT tăng trần 1.950 đồng/cổ phiếu…

Chốt phiên giao dịch trên sàn TP.HCM, chỉ số Vn-Index vươn lên mốc 930,16 điểm, tăng 2,58 điểm, tương đương 0,28%. Khối lượng giao dịch đạt 195,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 3.632 tỷ đồng. Toàn thị trường có 125 mã tăng giá, 47 mã đứng giá và 155 mã giảm giá.

Chỉ số VN30-INDEX giữ ở mốc 921,33 điểm, tăng thêm 5,65 điểm, tương đương 0,62%. Khối lượng giao dịch đạt 45,6 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 1.663,5 tỷ đồng. Toàn thị trường có 14 mã tăng giá, 4 mã đứng giá và 12 mã giảm giá.

Bên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-INDEX giữ ở mốc 104,58 điểm, tăng thêm 1 điểm, tương đương 0,96%. Khối lượng giao dịch toàn thị trường 44,1 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 548,5 tỷ đồng. Toàn thị trường có 92 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 77 mã giảm giá.

Chỉ số HNX30-INDEX giữ ở mức 187,83 điểm, tăng thêm 1,1 điểm, tương đương 0,59%. Khối lượng giao dịch đạt 22,4 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 436 tỷ đồng. Toàn thị trường có 92 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 77 mã giảm giá.

Dấu hiệu chuyển dịch của dòng tiền nóng từ nhóm cổ phiếu trụ cột sang nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao trên thị trường đang gây ảnh hưởng xấu tới nền tảng hồi phục ngắn hạn của VN-Index.

Theo Công ty cổ phần chứng khoán FPTS, sự suy yếu của các bluechips, đặc biệt là nhóm ngân hàng, chứng khoán đã kéo theo những tín hiệu kỹ thuật của Vn-Index trên sàn TP.HCM trở nên bi quan hơn, với cảnh báo về khả năng đà giảm điểm sẽ còn tái diễn.

Công ty cổ phần chứng khoán FPTS nhận định, trong phiên giao dịch cuối tuần, nhà đầu tư nên tạm dừng hoạt động giao dịch liên tục và theo sát biến động thị trường. Vùng giá 920 - 925 điểm của chỉ số Vn-Index sẽ là khu vực quan trọng để đánh giá xu hướng kế tiếp của thị trường.

Tác giả: Minh Ngọc

Nguồn tin: vnmedia.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP