Đẹp

Cách đơn giản thải chất độc nhờn ở mũi cho người viêm xoang

Ở người viêm xoang, chất nhờn chảy ra nơi mũi thường đặc quánh và có mủ lẫn vi trùng. Bệnh nhân khi nuốt các chất này vào bụng sẽ làm dạ dày và ruột suy yếu theo. Xin giới thiệu một số cách đơn giản để thải thải trừ chất độc nhờn và mủ ở mũi sau đây.

1. Súc mũi miệng bằng nước trà già + muối

Lấy 1 chén nước trà già (bancha) nấu rồi còn ấm cho thêm 1gr muối biển hòa đều. Bịt một lỗ mũi trái và dùng lỗ mũi phải hít thật mạnh hỗn hợp trà và muối vào, xong bịt lỗ mũi phải và dùng lỗ mũi trái hít nước trà muối vào. Lập lại như vậy cho đến khi hết nước trà muối, thường sau đó chất nhờn chảy theo ra với nước trà. Mỗi ngày súc hít 3-4 lần.

2. Nhét mũi bông tẩm nước củ sen

Rửa củ sen bằng nước muối cho thật sạch rồi mài vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn tiệt trùng nhúng vào nước củ sen này nhét vào hai lỗ mũi trong 30 phút hay hơn cho đến khi bông hết nước là được. Khi nhét bông vào cả hai mũi thì thở bằng miệng và áp dụng trước lúc đi ngủ.

Lưu ý: Không được nhỏ trực tiếp nước củ sen vào thẳng trong lỗ mũi. Nếu để bông qua đêm thì chỉ nhét vào một lỗ mũi mà thôi.

Đối với trẻ em không hít súc mũi được bằng trà già thì dùng bông tẩm nước củ sen nhét vào mũi.

Có nhiều cách hay để thải trừ chất độc nhờn và mủ ở mũi cho người viêm xoang.

3. Nhét hành lá (hành ta phần trắng)

Rửa muối thật sạch phần trắng của hành ta nhét vào từng lỗ mũi trong 15 phút, mỗi ngày 3-4 lần.

4. Áp gạc khăn nóng lên mũi trong 15 phút mỗi ngày 5-6 lần, thay đổi khăn mới nóng trước khi khăn bị nguội.

5. Áp gạc gừng nóng

Nguyên liệu: gừng già 150gr, gừng non thì 200gr. Nước 2 lít.

Cách làm: Nếu nước cho sôi lên rồi hạ lửa xuống liu riu xong giã gừng cho vào trong túi vải cotton buộc lại và vắt nước cốt gừng cho vào nồi nước (lấy túi vải bọc xác gừng lại cho vào nồi nước gừng). Giữ cho lửa không tắt mà cũng không quá cao. Nếu nước sôi thì tính năng gừng hoàn toàn biến mất.

Cách đắp:

Gấp 1 khăn vải dài làm đôi, nhúng phần giữa khăn vào nước gừng nắm giữ hai đầu khăn. GIở khăn lên và vắt bớt nước thừa vào nồi, đừng để còn nước nhiều quá hay vắt ráo quá.

Trải khăn ra đủ rộng để đắp trực tiếp xuống vùng được điều trị. Nó phải đủ nóng nhưng chịu đựng được đừng để bỏng. Xong đắp một khăn khô ở phía trên để giữ hơi nóng. Trung bình 4 phút là thay khăn một lần.

Đắp cho đến khi da có màu đỏ sậm khoảng 20 phút. Nước gừng dùng 2 lần thì bỏ hoặc lấy nước hâm lại ngâm chân trước khi đi ngủ sẽ ngủ rất ngon.

6. Đắp cao khoai sọ

Nguyên liệu: Dùng khoai có màu trắng tím không dùng khoai có màu đỏ. Chọn củ giáo tức là củ con đeo trên củ cái, không dùng củ cái. Gừng vừa đủ để trộn vào khoai sọ, tỷ lệ 5% so với khoai sọ.

Cách làm: Gọt bỏ vỏ, mài khoai cho mịn, rồi trộn với gừng tạo thành một vền bột dẽo.

Cách đắp:

Dùng một miếng vải cotton trải cao lên dày 1,5cm và áp thẳng lên vùng mũi đau. Thời gian áp cao khoảng 4 giờ đồng hồ hoặc để qua đêm.

Nếu cao khoai sọ nhão quá có thể trộn thêm bột gạo vào cho dẻo nếu cần.

Sau khi gỡ bỏ cao khoai sọ, chúng ta nên lau lại da cho sạch bằng nước ấm, nếu da ngứa khó chịu thì thoa 1 lớp dầu mè hoặc dầu mè gừng (tỷ lệ 1-1).

Lưu ý: Sau khi áp gừng lên trán và má, mũi, chia khoai sọ làm 2 phần: 1 phần đắp lên trán, một phần đắp lên hai gò má và cánh mũi. Khi đắp cao phải hết sức khéo và không cho chảy nước vào mắt hoặc dính vào mắt.

Tác giả: Hải Sơn

Nguồn tin: Báo Kiến thức

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP