Khaisilk chuyển quyền sở hữu 2 'lâu đài'
Tập đoàn Chloe Hospitality vừa công bố nắm quyền sở hữu, khai thác khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm từ tay Khaisilk.
Khaisilk chuyển quyền sở hữu 2 'lâu đài'
Tập đoàn Chloe Hospitality vừa công bố nắm quyền sở hữu, khai thác khách sạn TajmaSago và nhà hàng Cham Charm từ tay Khaisilk.
Đó là nhận định của Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hải quan, Bộ Tài chính Nguyễn Văn Cẩn khi nói về tình trạng buôn lậu qua hình thức gian hận hàng tạm nhập tái xuất. Ông Cẩn dẫn chứng việc bắt một lô hàng 25 xe tải từ Trung Quốc đưa về Lạng Sơn, số lượng hàng được cắt mác, giả nhãn hiệu hàng Việt Nam đặc biệt lớn.
Đây là ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình – Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại công văn số 163 mới đây.
Chia sẻ với phóng viên Dân Trí về việc Khaisilk vừa bị đề nghị khởi tố vì tội làm hàng giả, vi phạm về thuế, chuyên gia Vũ Vinh Phú, nguyên Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội cho rằng: Kết quả về vụ Khaisilk không bất ngờ bởi trước khi sự việc xảy ra thì thông tin có hàng Trung Quốc len lỏi bán trà trộn ở Việt Nam đã có, chỉ có điều chúng ta chưa làm triệt để nhằm bảo vệ thương hiệu của mình.
Trưa nay (12/12), Bộ Công Thương đã ra thông báo cho biết: Lãnh đạo Bộ này đã yêu cầu chuyển hồ sơ vụ Khải Silk sang cơ quan điều tra do Khải Silk có nhiều biểu hiện vi phạm pháp luật qua kiểm tra.
Sau vụ Khaisilk, niềm tin của người tiêu dùng bị lung lay không hề nhỏ, nhất là với hàng Việt. Phóng viên Dân Trí đã quyết định tìm hiểu thêm xem còn những mặt hàng nào thường xuyên bị “đánh tráo” tên tuổi như vậy nữa không.
Bộ Công Thương chính thức lập đoàn kiểm tra Công ty Khải Đức, một trong những doanh nghiệp lâu năm và đóng vai trò lõi trong hệ sinh thái doanh nghiệp của ông Hoàng Khải, ông chủ Tập đoàn Khaisilk.
Liên quan đến vụ việc đang gây xôn xao dư luận về khăn lụa Khaisilk cắt mác sản xuất tại Trung Quốc để thay bằng mác sản xuất tại Việt Nam ở cửa hàng số 113 Hàng Gai (Hà Nội), Tổng cục Hải quan đã công bố con số nhập khẩu chính ngạch số khăn lụa tơ tằm Trung Quốc về Việt Nam.
Đề cập hành vi giả nhãn mác của Tập đoàn Khaisilk, Chủ tịch TP HCM nói không chấp nhận những doanh nghiệp thiếu đạo đức, thiếu tôn trọng người tiêu dùng.
Cuộc họp về kinh tế – văn hoá - xã hội mới bắt đầu, chỉ đạo đầu tiên của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong là yêu cầu giám đốc Sở Công thương báo cáo nhanh vụ Khaisilk.
Giữa scandal ầm ĩ này, tôi nghĩ đến nhà tư sản dân tộc nổi tiếng Trịnh Văn Bô – người đã ủng hộ cho Chính phủ Cách mạng hơn 5.000 lượng vàng.
Kết quả kiểm tra cửa hàng Khaisilk 113 Hàng Gai của Chi cục Quản lý thị trường cho rằng, do sơ suất trong quản lý, trước nhu cầu hàng hóa tăng đột biến vào dịp 20/10, nhân viên cửa hàng đã tự ý mua sản phẩm khăn lụa tơ tằm trên thị trường về cắt bỏ nhãn gốc Made in China sau đó khâu nhãn KhaiSilk Made in Việt Nam để bán cho khách hàng.
Khaisilk thừa nhận bán lụa Trung Quốc gắn mác “made in Việt Nam” trong một thời gian dài. Thực tế việc hàng Trung Quốc “đội lốt” hàng Việt đã tồn tại từ lâu, chỉ có điều không ngờ một DN tiếng tăm như Khaisilk cũng lại đi theo con đường nhập nhèm “tranh tối tranh sáng” ấy. Và sau Khaisilk nếu làm nghiêm sẽ còn nhiều tên tuổi 'chưa bị lộ' được bóc trần.
Với hơn 100 nghìn đồng khách hàng sẽ có một chiếc khăn choàng lụa Trung Quốc. Tuy nhiên chỉ cần người bán biết cách “phù phép”, thì chiếc khăn sẽ có giá gấp chục lần.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh cho biết bản thân bà từng rất nhiều lần được tặng lụa Khaisilk và đem tặng lại người khác mà không hề biết rằng đó là hàng giả.
Tổng cục Thuế đã bước đầu chỉ đạo cơ quan thuế ở Hà Nội đánh giá việc chấp hành nghĩa vụ thuế của Khaisilk. Hiện tại chưa có báo cáo cuối cùng của phía cơ quan kiểm tra.
Theo văn bản "hỏa tốc" phát đi trưa nay (26/10), Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đề nghị Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng kiểm tra, xem xét và làm rõ các thông tin về vụ việc khăn lụa của Khaisilk gắn mác "Made in China".