“Có HS hoang tưởng, cho mình là giỏi nhất và sẽ phản ứng dữ dội nếu ai phê bình, góp ý, đánh giá thấp em đó.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet. |
Có trường hợp HS có vấn đề trong quan hệ với gia đình, lực học giảm sút nhanh chóng, thái độ chán nản, buồn bực, stress... Đây là tiếng chuông báo động với các bậc phụ huynh bởi HS ở tuổi vị thành niên có sự biến đổi phức tạp về tâm lý, thể chất làm các em gặp nhiều khó khăn hơn trong việc giải quyết áp lực trong cuộc sống. Trẻ có tổn thương do gia đình không hoà thuận, bị thầy cô mắng mỏ, bạn bè phân biệt thì áp lực lại chồng thêm, nhiều em bị stress, trầm cảm.
Để giảm tải áp lực cho HS, phụ huynh cần cố gắng hiểu con mình hơn, biết chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn của con, giúp con tháo gỡ mọi khó khăn trong cuộc sống, học tập, cũng như trong quan hệ bạn bè. Về khía cạnh học tập, không nên tạo áp lực cho con quá nhiều so với năng lực của con. Cũng đừng bị bệnh thành tích, bắt con phải đứng đầu lớp, đầu khối, phải đạt giải nọ, giải kia khiến con quá áp lực. Bên cạnh đó, không nên so sánh con cái với bạn bè, sẽ khiến các em tự ti, đánh mất nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ khiến các em rút lui vào vỏ bọc hoặc ngược lại là phá quấy, tạo ra cuộc chiến với gia đình, bạn bè.
Phụ huynh hãy để cho con có thời gian sống vui và học theo năng lực, phát huy được sở trường, phấn đấu đạt ước mơ của mình. Bên cạnh đó, phụ huynh, giáo viên cần trang bị cho mình kiến thức tâm lý cơ bản như nắm bắt được dấu hiệu để nhận thấy con mình, HS mình đang có chuyện bất ổn trong học tập, cuộc sống. Khi hiểu được con, sẽ có những biện pháp can thiệp tâm lý phù hợp, kịp thời, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc như thời gian qua".
Tác giả: Trung Anh
Nguồn tin: Báo Kinh tế & Đô thị