Tin địa phương

Quảng Bình nỗ lực bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam trước ngày 30/6

Không khí khẩn trương, quyết liệt đang được các cấp, các ngành, địa phương ở Quảng Bình quyết tâm để giải phóng xong mặt bằng Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam (dự án cao tốc Bắc-Nam) trước ngày 30/6. Tại UBND tỉnh, cũng như ở nhiều huyện, thành phố, thị xã, lãnh đạo các địa phương đi thẳng từ phòng họp ra hiện trường để chỉ đạo, tháo gỡ vướng mắc công tác giải phóng mặt bằng.

chiều dài 126,43km. Đoạn Vũng Áng - Bùng có chiều dài khoảng 42,95km. Đoạn Bùng - Vạn Ninh có chiều dài 49,93km. Đoạn Vạn Ninh - Cam Lộ có chiều dài 33,55km. Trên địa bàn Quảng Bình có 8 nút giao, tổng diện tích đất chiếm dụng của các dự án thành phần khoảng 1.128,9ha. Diện tích rừng trên địa bàn tỉnh cần chuyển mục đích sử dụng 659,74ha. Có khoảng 3.772 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 551 hộ thuộc diện tái định cư. Khoảng 4.642 ngôi mộ bị ảnh hưởng, trong đó có 3.885 ngôi mộ phải di dời đến vị trí mới.

Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật bị ảnh hưởng, hệ thống đường dây 500kV có 13 vị trí; đường dây 220kV có 9 vị trí; đường dây 110kV có 4 vị trí giao chéo với tuyến cao tốc và nhiều hệ thống đường dây điện trung thế, hạ thế; hệ thống viễn thông đang được cập nhật. Bên cạnh đó, có 12 công trình hạ tầng như trụ sở UBND xã, trạm y tế, sân vận động, trường mầm non, chợ thuộc thị xã Ba Đồn và 4 công trình hạ tầng như nhà văn hóa thôn, điểm trường mầm non, trường tiểu học... thuộc huyện Bố Trạch bị ảnh hưởng một phần hoặc toàn bộ.

Quảng Bình quyết tâm đến ngày 30/6 bàn giao 100% mặt bằng cho Dự án cao tốc Bắc-Nam.

Tính đến chiều 26/6, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn Quảng Bình đã ban hành các quyết định bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua tỉnh Quảng Bình đạt 99,54%. Từ khi triển khai dự án đến nay, UBND cấp huyện đã phê duyệt số tiền bồi thường hơn 2.324 tỷ đồng, đạt 99,54% kế hoạch; chi trả hơn 2.280 tỷ đồng, đạt 98,09% kế hoạch. Chiều dài mặt bằng đã bàn giao cho các Ban Quản lý dự án là 124,69km, đạt 98,62%, còn lại 1,74km chiếm 1,38% chiều dài công trình đoạn qua tỉnh Quảng Bình chưa bàn giao.Các địa phương cũng đã hoàn thành 13/26 khu tái định cư cho người dân, 13 khu tái định cư còn lại đạt khoảng 93% khối lượng và đang tiếp tục thi công; di dời công trình đường dây điện trung thế, hạ thế, trạm viễn thông đạt khoảng 74% khối lượng.

Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù hiện còn 1,74 km chỉ chiếm 1,38% chiều dài công trình dự án cao tốc Bắc-Nam qua Quảng Bình, tuy nhiên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng lại gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc như: Việc chưa hoàn thành 13 khu tái định cư ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng của dự án; một số hộ dân tại huyện Lệ Thủy chưa đồng ý phương án tái định cư; tại huyện Bố Trạch, một số hộ dân thuộc diện tái định cư đã đồng ý nhận tiền, tuy nhiên việc tìm kiếm vị trí tạm cư đang gặp khó khăn, trong khi đó nhà ở mới tại khu tái định cư cần có thời gian để xây dựng hoàn thiện.

Hiện nay “nút thắt” trong việc giải phóng mặt bằng dự án cao tốc Bắc-Nam đi qua Quảng Bình chủ yếu ở huyện Lệ Thủy, khi 1,74 km chiều dài còn lại chưa giải phóng được mặt bằng thì đoạn qua huyện Lệ Thủy chiếm 1,129 km. Được biết, dự án cao tốc Bắc-Nam đoạn qua huyện Lệ Thủy, Quảng Bình có chiều dài 31,95km. Tổng diện tích đất chiếm dụng của dự án hơn 265ha. Dự án có hơn 600 hộ gia đình bị ảnh hưởng, trong đó có 132 hộ thuộc diện tái định cư; số mộ phải di dời là 691 ngôi.

Tính đến nay, huyện Lệ Thủy đã bàn giao 30,823km mặt bằng cho chủ đầu tư (đạt 96,5%), tổng chiều dài còn lại 1,129km gồm: chiều dài liên quan đến tái định cư là 0,953km, chiều dài liên quan đến đất nông nghiệp là 0,176km. Huyện Lệ Thủy đã thi công hoàn thành 3/3 khu tái định cưtại các xã Phú Thủy, Trường Thủy và thị trấn Nông trường Lệ Ninh; di dời 691/691 ngôi mộ (đạt 100%). Về giải ngân nguồn vốn năm 2024, đến nay huyện đã giải ngân 319,9 tỷ đồng/319,7 tỷ đồng, đạt 100%; số vốn bổ sung tháng 6/2024 là 139 tỷ đồng, đã giải ngân 74 tỷ đồng, đạt 70%.

Tính đến ngày 26/6, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình còn 41 hộ dân có vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng gồm: xã Trường Thủy 6 trường hợp, thị trấn Nông trường Lệ Ninh 8 trường hợp, và xã Phú Thủy 27 trường hợp.

Ngoài ra, tại xã Phú Thủy hiện có 12 trường hợp chưa đồng ý nhận tiền. Hội đồng giải phóng mặt bằng huyện Lệ Thủy đang hoàn thiện hồ sơ để thực hiện cưỡng chế thu hồi đất trước ngày 30/6. Sau khi kiểm tra hiện trường giải phóng mặt bằng cao tốc Bắc-Nam tại huyện Lệ Thủy, ông Đoàn Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Bình trực tiếp trao đổi, nắm tình hình, tâm tư, nguyện vọng của một số hộ dân chưa đồng thuận với phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng.

Ông Đoàn Ngọc Lâm chỉ đạo UBND huyện Lệ Thủy chủ động phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, những vấn đề phát sinh, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án. Đồng thời, có phương án tạm cư cho người dân khi chờ xây dựng nhà ở để bàn giao mặt bằng cho dự án. Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ phương án bồi thường để phê duyệt, chi trả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân phối hợp bàn giao các đoạn tuyến còn vướng mắc.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bên cạnh vướng mắc về giải phóng mặt bằng, thì việc thẩm định mức độ ảnh hưởng của công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam đến đời sống, sức khỏe của người dân có công trình nhà ở cách mốc giải phóng mặt bằng trong phạm vi 3m theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Giao thông Vận tải đối với các Ban Quản lý dự án vẫn chưa thực hiện xong. Cụ thể là, Ban Quản lý dự án 6 chưa triển khai thực hiện, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh đã kiểm tra hiện trường nhưng chưa báo cáo kết quả để UBND cấp huyện có cơ sở tuyên truyền, vận động, lập phương án bồi thường, hỗ trợ cho người dân theo quy định; ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng dự án.

Ngày 26/6, ông Trần Thắng - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo cụ thể đến các sở, ban, ngành, địa phương phải quyết liệt, quyết tâm đến ngày 30/6 hoàn thành bàn giao 100% mặt bằng dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam cho chủ đầu tư. Theo đó, về những tồn đọng, vướng mắc chưa giải quyết dứt điểm, yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị để tuyên truyền, vận động, đặc biệt là tổ chức đối thoại trực tiếp với người dân; kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vận dụng linh hoạt, hiệu quả các quy định của pháp luật để giải quyết các khiếu nại, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của người dân về tái định cư, tạm cư, bồi thường, hỗ trợ và các vấn đề khác có liên quan.

Đối với các trường hợp đã phê duyệt phương án, bồi thường hỗ trợ nhưng người dân chưa nhận tiền bồi thường, hoặc không nhận tiền, còn kiến nghị, đề xuất, yêu cầu UBND các huyện khẩn trương rà soát phương án để xem xét, giải quyết theo đúng quy định. Các trường hợp khi đã thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách, nhưng vẫn không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, cố tình cản trở thì thực hiện phương án bảo vệ thi công hoặc cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

Đối với các tồn tại về hạ tầng kỹ thuật, mặt bằng, điều kiện để tái định cư, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo các địa phương tiếp tục tăng cường nhân lực, phương tiện tổ chức thi công "3 ca, 4 kíp" nhằm hoàn thành công tác tái định cư, di dời công trình hạ tầng kỹ thuật. Đồng thời, thực hiện phương án tạm cư cho người dân để bàn giao mặt bằng cho dự án sớm nhất, nhưng phải bảo đảm đời sống, điều kiện sinh hoạt cho người dân. Các hộ dân đã nhận tiền bồi thường nhưng chưa di dời, xử lý tài sản trên đất thì cần triển khai thực hiện sớm.

Tác giả: Dương Sông Lam

Nguồn tin: Báo Công an Nhân dân

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP