Bạn cần biết

Loại lá xù xì mọc ở bờ ao, thường để ăn kèm được ví là “vua” dưỡng gan

Không chỉ là loại lá ăn kèm cùng nem chua, nem thính, gỏi cá… loại lá này còn dùng để làm mát gan tốt.

Tìm hiểu về lá sung

Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec có tư vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thùy Trang - Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông cho biết, lá sung thường có những nốt phồng, giống như bong bóng nổ ở chiếc bánh đa nướng.

Những nốt sần đó tạo thành do bị sâu P.syllidae ký sinh gây ra, thời điểm những nốt sần to như vậy thì con sâu cũng đã bỏ đi từ lâu, trong nốt sần cũng không có trứng hay sâu ký sinh sót lại.

Lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm... Ảnh minh họa

Trong Đông Y, lá sung có nốt được xem là tốt hơn những lá bình thường, có thể chữa khỏi được nhiều bệnh cực kỳ khó chịu như bệnh gan, nhức đầu, làm thuốc bổ cho người ốm...

Thậm chí hiện tượng nốt sần chỉ xuất hiện ở những lá tươi, mới mọc từ chồi, không có ở lá già, nên nếu muốn ăn lá sung thì các bạn hãy mạnh dạn chọn những lá có nốt sần, sẽ dễ ăn, ít chát, ít xơ.

Theo Đông y, lá sung tính mát, vị ngọt hơi chát, có tác dụng thông huyết, giảm đau, lợi tiểu, tiêu viêm, tiêu đờm, sát trùng, bổ huyết. Trong dân gian, lá sung còn thường được dùng để chữa sốt rét, tê thấp, lợi sữa, theo VTC News.

Vì sao ví lá sung là “vua” dưỡng gan

Lá sung đem nấu trà cũng có thể dùng để làm thức uống giúp điều trị các bệnh về gan như: nóng gan, thanh nhiệt cơ thể, vàng da,... Theo đó, một số hợp chất có trong loại lá này có công dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Do đó, những người mắc chứng một số chứng bệnh về gan có cũng có thể dùng trà lá sung như một loại thức uống hằng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, trước khi uống nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Hỗ trợ ngăn ngừa ung thư

Trà lá sung còn giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan. Ảnh minh họa

Lá sung cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Theo một số nghiên cứu, loại lá này đóng vai trò quan trọng trong việc kháng u và chống lại sự phát triển của tế bào ung thư ruột kết. Không chỉ vậy, thường xuyên bổ sung trà lá sung còn giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư cổ tử cung và ung thư gan.

Giúp hạ đường huyết

Theo Đông y, lá sung có tác dụng giảm lượng đường trong máu, tăng sinh insulin. Đây cũng là loại lá giúp ngăn ngừa nhiều biến chứng ở bệnh tiểu đường.

Theo đó, một nghiên cứu nhỏ thực hiện năm 1998 cho thấy, chất chiết xuất từ lá sung giúp giảm lượng đường trong máu sau ăn của những người tham gia, liều lượng insulin họ cần dùng cũng thấp hơn.

Cũng nhờ công dụng làm giảm glucose mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gợi ý người bệnh nên sử dụng lá sung để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Việc sử dụng một ly trà lá sung vào mỗi buổi sáng sẽ giúp ổn định đường huyết và ngăn ngừa biến chứng một cách hiệu quả.

Giúp hạ huyết áp

Với hàm lượng kali cao, lá sung cũng có hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng huyết áp cao và làm giảm mức cholesterol xấu. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loại việc uống trà từ loại lá này còn có tác dụng giảm lượng mỡ thừa trong máu, giúp cải thiện sức khỏe mạch máu và từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, căng thẳng mạch máu và đột quỵ một cách hiệu quả.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Theo các nghiên cứu, lá sung có một lượng lớn chất xơ nên cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn, chống táo bón. Việc bổ sung lá sung vào chế độ ăn uống trực tiếp có thể giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, dẫn đến giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, những người thừa cân, béo phì hay đang muốn giảm cân cũng có thể dử dụng loại lá này để kiểm soát cân nặng một cách hiệu quả, thông tin trên Gia đình & Xã hội.

Nguồn tin: doisongphapluat.nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP