Tại phòng khách, gia đình anh Chu tụ họp đông đủ. Anh Nguyễn Văn Cả - người anh trưởng đang sinh sống tại miền Nam - đã cùng toàn bộ vợ con bay ra Hà Nội từ một tuần nay. Ông cậu ruột cũng từ Hải Dương lên nhà cháu để mong ngóng tin tức. Máy bay chở người em út đang làm việc tại Đài Loan cũng chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, Hà Nội.
Mọi người lặng yên trong nỗi buồn. Ngoài tiếng thở dài đâu đó thỉnh thoảng vang lên, hầu như không ai nói gì. Đằng sau đôi mắt của các thành viên đều chứa nỗi lo canh cánh về số phận của con, em mình.
Nguyễn Ngọc Chu - thiếu tá, phi công kiêm dẫn đường Lữ đoàn 918.
Sự mất mát của gia đình
Trong phòng ngủ, chị Trang - vợ anh Chu - đang được người nhà động viên uống chút nước.
"Kể từ khi nghe tin Chu mất tích cùng chiếc máy bay CASA, em dâu tôi đã ngất lịm. Có tỉnh dậy cũng nói mê sảng và gọi tên chồng. Một tuần nay, Trang khóc nhiều lắm và không ăn uống được gì.
Hai đứa ngày thường yêu thương nhau, Chu cũng là người sống tình cảm. Bây giờ chuyện xảy ra, chúng tôi rất lo cho Trang và các cháu. Ai đến chơi, tôi cũng chỉ mong động viên và an ủi được con bé", người anh ruột anh Chu nói trong
Một người cùng cơ quan chị Trang - vợ người quân nhân - tiết lộ, anh Chu là người chồng tuyệt vời. "Cậu ấy là rể của phòng, hay được mọi người nói vui là 'chồng soái ca' - là trụ cột, sống tình cảm, có trách nhiệm với gia đình, thương yêu vợ con. Em Trang bị sốc nhiều lắm vì bình thường được chồng thương yêu, chiều chuộng hết lòng. Bạn bè ai cũng xót xa cho Trang và lo lắng cho hai cháu nhỏ". |
Bố gặp nạn, mẹ ốm, hai con của anh Chu và chị Trang - con lớn năm nay lên lớp 2, một bé mới 6 tháng tuổi - đã được gửi tới nhà bác ruột cách đó 8-9 cây số để chơi với anh chị họ.
"Bé thế nhưng hai đứa nó biết cả đấy. Em tôi chiều vợ con lắm. Chúng nó cũng quấn bố.
Mấy ngày không thấy bố đón về là đứa lớn hỏi liên tục. Cứ nghe bé hỏi 'Ba con đâu? Con muốn ngủ với ba' là tôi lại khóc. Nỗi đau đớn này không biết bao giờ mới nguôi ngoai được đây?", anh Cả chia sẻ.
Anh nói thêm, căn nhà vợ chồng anh Chu đang sống thuê lại từ một người bạn. Anh chị muốn ở gần đơn vị 918, để anh Chu có thời gian đưa đón, chăm sóc vợ con.
Anh Cả kể, anh Nguyễn Ngọc Chu là người con, người em, người chồng chu toàn và cẩn thận. Gia đình anh có 5 người con, nhưng vì hoàn cảnh và công việc nên mỗi người một nơi: người ở Sài Gòn, một em trai làm việc ở Đài Loan, hai em ở Hà Nội, em út ở Hải Dương nhưng cũng sống với gia đình chồng. Chỉ có bố mẹ còn ở quê.
Gia đình Thiếu tá Chu tha thiết muốn biết tình hình của con, em mình. Ảnh: Ngân Giang.
Theo lời anh Cả, bố anh là thương binh 2/4, bị cụt một chân. Mấy năm nay, vết thương do chiến tranh tái phát khiến ông bị liệt, não tổn thương nên hầu như không nhận ra ai.
"Em tôi là trụ cột gia đình, bao lâu nay đều thay anh chị em chăm sóc cha mẹ già. Từ bé tới giờ, Chu rất giỏi. Sau này vào phi công, chú ấy trở thành niềm tự hào và hãnh diện của cả dòng họ.
Bây giờ, xảy ra chuyện này, ai cũng xót xa và đau buồn. Khi chỗ dựa tinh thần mất đi, chúng tôi không còn giữ được bình tĩnh", anh Cả lặng người kể.
Anh tâm sự, con trai anh sinh năm 1996 đang theo học trường đào tạo phi công quân sự ở Nha Trang, theo nghề của chú ruột.
"Từ khi còn bé, con tôi đã hâm mộ và coi Chu là thần tượng. Việc học hành, công việc của cháu đều do em trai tôi định hướng. Nghe tin chú gặp nạn, cháu buồn và sốc lắm", anh kể.
Mong sớm được đón người thân trở về
Một tuần sau ngày máy bay chở anh Chu gặp nạn, cuộc sống của gia đình anh có nhiều xáo trộn. Cậu ruột anh Chu cho biết, nhiều cơ quan, đoàn thể đã tới chia sẻ và động viên.
"Cháu dâu tôi là người tháo vát. Nhưng nỗi bất hạnh ập đến khiến Trang gần như gục ngã. Chúng tôi cũng đau lắm chứ, nhưng vì con cháu nên phải gắng gượng. Đã gần một tuần nay tôi không ngủ", ông nói.
Người cậu gần 60 tuổi không nén nổi nghẹn ngào kể, những ngày đầu khi máy bay mất tích, gia đình vẫn còn nuôi hy vọng con, cháu mình trở về.
"Nhưng rồi thời gian cứ trôi qua, ngày qua ngày, chúng tôi phải chấp nhận sự thật rằng, đứa cháu tài giỏi của tôi khó lòng qua khỏi. Một tuần qua như cơn ác mộng, không biết Chu đang ở đâu, có đói không, có gì để ăn không? Biển lớn lại lạnh lẽo như thế", ông bộc bạch với gương mặt thất thần.
Gia đình anh Chu thể hiện mong muốn sớm đón anh về. Các anh chị em ruột của nam phi công đều bày tỏ sự tha thiết được biết tình hình của người chiến sĩ.
Bức tranh máy bay CASA được treo ở nhà anh Chu và nhiều đồng đội trong tổ bay gặp nạn. Ảnh: Ngân Giang.
"Chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần. Thời gian chờ đợi kéo dài khiến gia đình quá mệt mỏi", anh Cả nói, mắt nhìn lên bức tranh vẽ chiếc máy bay CASA, được treo tại nhà của tất cả chiến sĩ thuộc tổ bay mất tích.
"Đó là tấm hình vẽ ước mơ của em tôi. Các chiến sĩ phi công đều có bức tranh đó. Có lẽ, chú ấy cũng mỉm cười hạnh phúc khi được ở bên đồng đội của mình đến tận giây phút cuối cùng", anh Cả cho hay.
Hành trình tìm kiếm máy bay CASA-212 gặp nạn: Tám ngày qua, các lực lượng tìm kiếm đã nỗ lực không ngừng với quyết tâm tìm được 9 quân nhân trên máy bay CASA-212 số hiệu 8983 gặp nạn.
- Sáng 14/6, tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8585 gặp nạn ở vùng biển phía đông Nghệ An. - Ngày 16/6, tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 mất liên lạc trên vùng biển Bạch Long Vỹ khi làm nhiệm vụ tìm kiếm phi công trên chuyến bay Su-30MK2. Trên máy bay có 9 quân nhân. - Ngày 16-17/6: 42 tàu của các lực lượng Việt Nam và hàng trăm tàu cá ngư dân tham gia tìm kiếm máy bay CASA. Bộ Quốc phòng huy động trang thiết bị hiện đại nhất. - Ngày 20/6: Phát hiện vật thể có kích thước 13x4 m trong vùng tìm kiếm máy bay CASA, độ sâu 60 m. - Ngày 23/6: Tìm thấy mảnh vỡ máy bay Su 30MK2 và động cơ máy bay CASA số hiệu 8983 cùng nhiều thi thể thành viên phi hành đoàn. hường vụ Quân ủy Trung ương - Tối 24/6, Bộ Quốc phòng ra thông báo xác nhận 9 quân nhân trên máy bay CASA-212 rơi ở vịnh Bắc bô hôm 16/6 đã hy sinh. |
Tác giả bài viết: Ngân Giang - Hàn Triệt
Nguồn tin: