Tin địa phương

Đại biểu Cao Thị Giang (Quảng Bình): Tham nhũng làm xói mòn niềm tin của dân

Tham nhũng còn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều ngành nhiều cấp nhiều lĩnh vực một cách tinh vi khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh gây thiệt hại ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực. Dư luận xã hội cho rằng tham nhũng xảy ra nhiều ở những người có chức có quyền lợi dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng, lợi ích nhóm.

Tại phiên thảo luận ở hội trường về các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng ngừa, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng chiều nay (6/11) tại Quốc hội, đại biều Cao Thị Giang khẳng định, tham nhũng là một hình thức tự diễn biến tự chuyển hoá để lại những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, suy thoái đạo đức lối sống trong xã hội làm xói mòn niềm tin của người dân.

Thực tế, thời gian qua Ban chấp hành Trung ương Đảng , Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Quốc hội, Chính phủ vào cuộc chống tham nhũng một cách quyết liệt. Chính phủ đã ban hành chương trình hành động. Các Bộ ngành, các địa phương đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo thực hiện cộng tác tuyên truyền phổ biến giáo dục, bộ máy tổ chức được kiện toàn, các biện pháp phòng ngừa được chú trọng. Kết quả đạt được nhiều vụ án lớn được phát hiện xử lý nghiêm dù đó là ai, được đông đảo cử chi ủng hộ, mang lại niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng của Chính phủ.

Tuy nhiên, đại biểu Giang cho rằng, việc phòng chống tham nhũng chưa thực sự mang tính đột phá, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, tinh vi nhất là các lĩnh vực như tài chính, ngân hàng quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, khoáng sản, đầu tư công.

Theo đại biểu Giang, tham nhũng còn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều ngành nhiều cấp nhiều lĩnh vực một cách tinh vi khó phát hiện. Tình trạng sách nhiễu, vòi vĩnh gây thiệt hại ở một bộ phận công chức, viên chức nhà nước vẫn còn diễn ra ở một số lĩnh vực. "Dư luận xã hội cho rằng tham nhũng xảy ra nhiều ở những người có chức có quyền lợi dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng, lợi ích nhóm” - đại biểu Giang khẳng định.

Biểu hiện của tham nhũng theo vị đại biểu này là tham ô, lợi dụng cố ý làm trái quy định pháp luật. Thiệt hại tham nhũng biểu hiện nhiều hình thức khác nhau kể cả trong cơ quan bảo vệ pháp luật, kiểm toán, thanh tra… Tham nhũng chưa được ngăn chặn, xuất phát từ việc bắt và xử lý đối tượng tham nhũng chưa triệt để nhiều vụ việc xảy ra liên qua đến thân quen họ hàng, vị trí lãnh đạo… không ít người còn bao che cho hành vi tham nhũng do cán bộ mình quản lý…

“Phần lớn các vụ tham nhũng vừa qua là do nội bộ tranh dành địa vị, chạy chức chạy quyền…nhân dân phản đối, báo chí vào cuộc thì các cơ quan chức năng mới vào cuộc điều tra kết luận và xử lý. Thực tế tham nhũng còn xảy ra tại các cơ quan, đơn vị nhưng việc xử lý trách nhiệm chưa nghiêm thiếu tính răn đe, một số vụ án tham nhũng xử lý còn kéo dài không dứt điểm, chuyển từ xử lý hình sự sang hành chính… tạo tình tiết giảm nhẹ dưới khung hình phạt. Đây là nguyên nhân làm cho tham nhũng tiếp túc gia tăng” - đại biểu Giang nhìn nhận.

Để chống tham nhũng đạt kết quả cao, đại biểu Giang đề xuất, Chính phủ cần đổi mới nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục về phòng chống tham nhũng trong toàn xã hội. Từ đó coi tham nhũng là quốc nạn… cần kiên trì đấu tranh chống tham nhũng.

Các tổ chức Đảng, toàn bộ hệ thống Chính trị phải bám sát chỉ đạo nâng cao tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện phòng chống tham nhũng. Cán bộ, đảng viên các ngành, người đứng đầu phải tỏ rõ quyết tâm cam kết không tham nhũng…gương mẫu đi đầu trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng…

Mỗi cán bộ đảng viên, cán bộ lãnh đạo chủ động kiểm điểm, liên hệ theo chức trách nhiệm vụ được giao tự phê bình và phê bình thẳng thắn, dân chủ, nghiêm túc, chân thành… Đồng thời phải thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản…

Nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu, nâng cao chất lượng cán bộ, cơ sở đảng, Đảng bộ, thực hiện nghiệm nguyên tắc tập trung dân chủ…chống tự diễn biến tự chuyển hoá để chủ động phòng ngừa ngăn chặn tham những. Xây dựng Chính phủ kiến tạo, hành động, liêm chính, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, truy tố xét xử nghiêm những vụ án tham nhũng., đặc biệt những vụ án lớn được cử chi quan tâm.

“Phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, các đoàn thể chính trị xã hội,phương tiện thông tin đại chúng, nhân dân trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, sớm ban hành cơ chế để nhân dân tham gia giám sát cán bộ, đảng viên bảo vệ những người dũng cảm đấu tranh chống tham nhũng” - đại biểu Giang đề xuất.

Tác giả: Khắc Lãng

Nguồn tin: Diễn đàn doanh nghiệp

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP