Tòa buộc ông Trần Quý Thanh phải trả 194 tỷ cho CB
HĐXX bác kháng cáo của ông Trần Quý Thanh, chấp nhận kháng cáo của BIDV, không buộc ngân hàng này phải trả lại 1.633 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây dựng.
Tòa buộc ông Trần Quý Thanh phải trả 194 tỷ cho CB
HĐXX bác kháng cáo của ông Trần Quý Thanh, chấp nhận kháng cáo của BIDV, không buộc ngân hàng này phải trả lại 1.633 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây dựng.
VKS cho rằng 4.500 tỉ đồng không phải là công cụ, phương tiện phạm tội, không phải là đối tượng phạm tội nên không có cơ sở để thu hồi.
Cơ quan công tố kiến nghị làm rõ hơn 1.600 tỷ đồng liên quan đến khoản vay của Phạm Công Danh tại BIDV, cũng như trách nhiệm của những người phê duyệt khoản vay này.
Bị cáo Phạm Công Danh trình bày nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt cho đồng phạm và kháng cáo đề nghị thu hồi thêm các khoản tiền được xem là vật chứng của vụ án nhưng chưa được thu hồi.
Sau 2 tuần xét xử và nghị án kéo dài, sáng ngày 6/8, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù; Trầm Bê 4 năm tù.
Luật sư đại diện cho ba ngân hàng (BIDV, Sacombank, TPBank) cho rằng, 6.126 tỷ đồng không được coi là vật chứng vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm, nếu thu hồi sẽ tạo ra tiền lệ xấu.
Phạm Công Danh và Phan Thành Mai khẳng định, chính bà Hứa Thị Phấn gây nên thất thoát, làm thanh khoản ngân hàng trở nên nghiêm trọng.
Theo kết quả điều tra của Bộ Công an, ông Trần Bắc Hà đồng ý chủ trương cho 12 công ty vay vốn theo giới thiệu của VNCB chứ không cho Phạm Công Danh vay, chưa đủ căn cứ xác định ông Bắc Hà giúp sức cho Phạm Công Danh phạm tội. Do đó, cơ quan điều tra chỉ đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với ông Trần Bắc Hà.
Phạm Công Danh chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ vay vốn khống, rút hơn 6.000 tỷ đồng của ngân hàng Xây dựng (do ông Danh lãnh đạo) rồi gửi tiền sang 3 ngân hàng khác nhằm bảo lãnh và trả nợ các khoản vay của các công ty ông Danh thành lập.
Xét thấy vụ án còn nhiều vấn đề cần làm rõ nên tòa tuyên trả hồ sơ để điều tra lại vụ án VNCB giai đoạn 2 với các bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm.
Số tiền 6.120 tỉ đồng sẽ thu hồi từ đâu để khắc phục hậu quả vụ án? Trầm Bê có được xem xét chuyển đổi tội danh hay không?... Nhiều vấn đề trong vụ án này đang chờ phán quyết từ HĐXX vào ngày 7/2.
Theo đại diện Viện kiểm sát, số tiền 4.500 tỉ đồng tăng vốn điều lệ được xác định đã hòa vào dòng tiền chung không thể tách riêng. Nhằm đảm bảo quyền lợi, ông Phạm Công Danh có thể khởi kiện Ngân hàng Xây dựng (VNCB) bằng một vụ án dân sự khác.
Bị cáo Cường và Thủy đều cho rằng tại TPBank mình không đủ thẩm quyền để cho các công ty của Phạm Công Danh vay tiền mà chỉ thực hiện theo chỉ đạo của lãnh đạo. Tuy nhiên, 2 bị cáo này lại bị truy tố hình sự.
Trong phần tự bào chữa, Trầm Bê bật khóc và cho rằng chỉ mong muốn làm những điều có lợi cho xã hội, không muốn làm hại ai cả nên đề nghị xem xét giảm mức án mà Viện Kiểm sát đã đề nghị.
Theo các luật sư, khoản tiền 4.500 tỉ đồng mà ông Phạm Công Danh góp vào ngân hàng VNCB để tăng vốn điều lệ là khoản tiền không nhỏ, nó không thể tự mất đi mà phải có nguồn gốc, đường đi, báo cáo tài chính rõ ràng.
Trầm Bê đồng ý giải ngân 1.800 tỉ đồng cho 6 công ty của Danh vay dù hồ sơ vay không đủ điều kiện. Trầm Bê bị đề nghị mức án từ 5 – 6 năm tù về tội cố ý làm trái quy định nhà nước trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Trung tâm xử lý nợ của Sacombank mới đây đã thực hiện thu giữ hàng loạt tài sản của Công ty TNHH Quốc tế Thiên Thanh, Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Xây dựng Phú Nguyễn… và tài sản của ông Phạm Công Danh, bà Quách Thị Kim Chi.
Trong số tiền hơn 1.600 tỉ đồng Phạm Công Danh vay từ TPBank, ngoài việc chi trả nợ và tăng vốn điều lệ cho VNCB, Danh còn dùng hàng chục tỉ đồng để… mua rượu.
Để đảm bảo thu hồi triệt để tài sản cho nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp các bên liên quan, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên, phong tỏa hàng loạt bất động sản của các bị can liên quan tới vụ án Hứa Thị Phấn xảy ra tại ngân hàng Đại Tín.
Đại diện CB (tiền thân là VNCB) xác nhận trong thời gian Phạm Công Danh chuyển 4.500 tỉ đồng về ngân hàng để tăng vốn điều lệ thì tổng cộng có 80.000 tỉ đồng đi vào và 81.000 tỉ đồng đi ra. Do số tiền đó hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng nên khó xác định số tiền này đang ở đâu.
Liên quan tới hành vi của bị can Hứa Thị Phấn, do có nhiều hành vi sai phạm phức tạp nên không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm. Do đó, cơ quan điều tra đã quyết địch tách ra thành nhiều vụ án, sự việc và đối tượng để điều tra tiếp trong thời gian tới.
Tại phiên xử vụ Phạm Công Danh sáng nay, HĐXX quyết định không chấp nhận đơn xin bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trần Bắc Hà của văn phòng luật sư Trần Hải Đức.
Tòa tiến hành xét hỏi làm rõ khoản tiền 1.700 tỉ đồng mà ông Phạm Công Danh chỉ đạo thuộc cấp làm hồ sơ khống đề vay tại ngân hàng Tiên phong (TPBank). Tuy nhiên, lãnh đạo TPBank vắng mặt.
Trả lời trước tòa, người đại diện của ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV) cho biết ông Hà đang điều trị bệnh ung thư gan tại Singapore nên không thể dự tòa. Vị này cũng cho biết sẽ cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh vào ngày 16/1 tới.
Ngày 12/1, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kết luận điều tra vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Tín (nay là Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam - VNCB).
Mặc dù được HĐXX triệu tập 3 lần nhưng ông Trần Bắc Hà và Trần Lục Lang vẫn vắng mặt tại phiên tòa xét xử Phạm Công Danh cùng đồng phạm. Đại diện Viện KSND đề nghị HĐXX làm điều tra làm rõ tại cục xuất nhập cảnh xem có phải ông Trần Bắc Hà đi nước ngoài chữa bệnh hay không.
Bị cáo Trầm Bê bức xúc: "Bị cáo đã xem kết luận giám định của Ngân hàng Nhà nước về hành vi sai phạm của mình, nhưng bị cáo không phục. Bởi ngân hàng được làm những gì pháp luật không cấm”.
Bị tòa triệu tập với tư cách "người làm chứng" - theo quy định cựu Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà buộc phải có mặt.
Được triệu tập tới phiên tòa vụ án VNCB giai đoạn 2 nhưng ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) không có mặt tại phiên tòa.
Trong giai đoạn 2 của đại án tại ngân hàng xây dựng (VNCB), Phạm Công Danh và đồng phạm (trong đó có Trầm Bê) bị truy tố tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.