Xác minh kê khai tài sản 3.214 người, có 2 người bị kỷ luật kê khai không trung thực
Theo Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong, các cơ quan đã xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập với 3.214 người, có 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.
Xác minh kê khai tài sản 3.214 người, có 2 người bị kỷ luật kê khai không trung thực
Theo Tổng Thanh tra Đoàn Hồng Phong, các cơ quan đã xác minh việc kê khai tài sản, thu nhập với 3.214 người, có 2 người bị kỷ luật do kê khai không trung thực.
Bà C.T.L.A không kê khai 5 thửa đất do bà đứng tên quyền sử dụng đất và sổ tiết kiệm trị giá 1 tỉ đồng.
Ngày 6-4, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình cho biết đang yêu cầu làm rõ trách nhiệm việc Phó Trưởng phòng Quản lý chất lượng Sở "quên" kê khai 3 lô đất do vợ góp vốn.
Sau khi báo chí thông tin, lãnh đạo Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai cho hay sẽ lưu ý việc kê khai tài sản của chủ tịch huyện Nhơn Trạch bị lừa đảo hơn 100 tỉ đồng.
67 cán bộ của nhiều bộ ngành được Thanh tra Chính phủ lựa chọn theo hình thức bốc thăm ngẫu nhiên để xác minh tài sản, thu nhập.
Theo ông Lê Việt Trường, tất cả cán bộ, công chức có nghĩa vụ thì phải kê khai tài sản và cần được kiểm soát, xác minh thường xuyên chứ không phải trông chờ vào 'lá thăm may rủi'.
Ngoài phó giám đốc Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng, nhiều cán bộ, lãnh đạo khác cũng bị kỷ luật bằng các hình thức khác nhau do liên quan đến việc kê khai tài sản thu nhập thiếu minh bạch.
Các cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức thực hiện việc kê khai, công khai Bản kê khai tài sản, thu nhập lần đầu xong trước ngày 31/3/2021; bàn giao bản kê khai cho cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xong trước ngày 30/4/2021.
Trong lúc ông Tâm đang khiếu nại quyết định kỷ luật về mặt Đảng thì UBND huyện lập tổ tư vấn để kỷ luật ông này do “quên” kê khai tài sản cùng nhiều sai phạm khác.
Báo cáo tiếp thu, giải trình dự luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) sáng 3/5, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, dù nhiều ý kiến đề nghị không quy định trách nhiệm kiểm soát tài sản của cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý nhưng Chính phủ cho rằng, mọi trường hợp đều phải thực hiện theo luật.
Băn khoăn với quy định về phạm vi đối tượng điều chỉnh trong dự luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Tuấn đề nghị bổ sung quy định buộc cán bộ phải kê khai tới cả anh chị em vợ/chồng để tránh trường hợp như vụ VN Pharma, thông tin em chồng Bộ trưởng tham gia doanh nghiệp gây dư luận không tốt.
Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga đánh giá, việc kê khai tài sản, thu nhập thời gian qua còn hình thức, hiệu quả thấp, chưa kiểm soát được tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn vì 1 triệu bản kê khai mỗi năm đã vượt quá khả năng kiểm soát của cơ quan có trách nhiệm.
ĐBQH Sùng Thìn Cò, Phó Tư lệnh Quân khu 2, cho rằng kê khai tài sản thì ít nhất phải khai báo 3 đời và sau đó phải công khai; nếu cần thiết thì làm phiếu thăm dò đối với cán bộ công chức và nhân dân, xem ai nào có tham nhũng nhiều nhất thì cho nghỉ.
“Nhiều vụ việc gây dư luận bất bình với khối tài sản khổng lồ của một số cán bộ, công chức có chức vụ ở địa phương, các bộ ngành mặc dù đã qua nhiều lần kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định”, đại biểu Trần Văn Mão nói.
Cùng với những trường hợp sai phạm trong hoạt động kê khai tài sản, thu nhập mới nhất được kết luận như vụ Giám đốc Sở TN-MT Yên Bái, Chính phủ đã cập nhật vào báo cáo phòng chống tham nhũng. Đến thời điểm này, số cán bộ kê khai “gian” tài sản bị phát hiện là 5 người.
Ông Phạm Sỹ Quý không kê khai nhiều bất động sản thuộc sở hữu của gia đình và số tiền vay ngân hàng hơn 9 tỷ đồng.
Trong ba năm từ 2014-2016, ông Quý liên tiếp kê khai thiếu nhiều tài sản giá trị của gia đình.
Sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái đã được Thanh tra Chính phủ kết luận rõ ràng. Theo đó, cấp trên quản lý ông Quý không thể vô can, phải chịu trách nhiệm.
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao, ở các tỉnh Đồng Nai, Yên Bái.
Khi cán bộ vi phạm bị xử lý, đặc biệt với cán bộ cấp cao, ngoài xem xét kỷ luật, cách chức, nhiều chuyên gia cho rằng, cần tính đến cả đến việc xử lý tài sản. Và công khai tải sản phải được xem là một điều kiện bắt buộc trước khi cất nhắc, bổ nhiệm cán bộ.