Cụ thể, đề án được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu nâng cao hiệu quả khai thác, vận hành và sử dụng bền vững các công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung. Phát huy tối đa công suất của các công trình đã được đầu tư. Góp phần đưa tỷ lệ người dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%, đạt chuẩn QCVN 02:2009/BYT đạt 70% theo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2020.
Ảnh minh họa |
Đề án đã xác định rõ một số nhiệm vụ cần tập trung thực hiện. Rà soát, đánh giá hiện trạng và công tác quản lý, khai thác đối với công trình cấp nước sạch nông thôn trên toàn tỉnh; đề xuất công trình cần đầu tư nâng cấp, sửa chữa nhằm phát huy công suất tối đa của công trình; lập phương án chuyển đổi đơn vị quản lý khai thác sử dụng…
Trên cơ sở đó, UBND tỉnh giữ nguyên đơn vị quản lý đối với 27 công trình hoạt động có hiệu quả theo Thông tư 54/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính; lựa chọn đơn vị sự nghiệp đảm bảo tiêu chuẩn năng lực theo quy định để giao quản lý công trình cấp nước sinh hoạt huyện Quảng Trạch; giao UBND xã Lộc Thủy quản lý công trình cấp nước xã Lộc Thủy; tổ chức đấu thầu lựa chọn doanh nghiệp đủ điều kiện năng lực quản lý để quản lý cho 15 công trình; phân cấp quản lý đối với 58 công trình còn lại cho Trung tâm Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hoặc UBND xã có công trình quản lý; đồng thời thanh lý hủy bỏ 11 công trình không hoạt động, sửa chữa, nâng cấp kéo dài tuyến ống 18 công trình và xử lý chất lượng nguồn nước cho 75 công trình có chất lượng nước hợp vệ sinh đạt chuẩn QCVN 02:2009/BYT.
Thời gian thực hiện đề án là từ năm 2018 đến 2022 và tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 80 tỷ đồng.
Tác giả: Hoàng Dũng
Nguồn tin: Moitruong.net.vn