Sau 6 ngày tìm kiếm, sáng 3/6 Yamato được tìm thấy cách nơi cậu bé mất tích 5 km. Ông Takayuki Tanooka (ba của cậu bé) đã xin lỗi con và mọi người. Có lẽ phải một thời gian nữa ông ấy mới nguôi ngoai vì hành vi của mình.
May mắn, điều xấu nhất đã không xảy ra với Yamato. Yamato tạm trú trong một căn nhà nhỏ, uống nước để cầm hơi, dùng nệm để giữ ấm cho cơ thể. Đó có thể là những phản ứng sinh tồn bản năng. Điều khiến tôi đặc biệt chú ý là cậu đi lạc, nhưng biết dừng lại. Cậu không tiếp tục đi một cách vô phương hướng mà biết chờ đợi, sau khi đã tìm được nơi trú ẩn an toàn. Tôi tin, đó là kết quả của sự trang bị tốt kỹ năng tồn tại.
Đây không phải là ví dụ đầu tiên và duy nhất. Nhật Bản đã nhiều lần cho thế giới thấy rằng hệ thống giáo dục của họ tốt. Trẻ của họ được dạy dỗ cẩn thận và được trang bị những kiến thức cần thiết. Mới đây, một nhóm học sinh tiểu học Nhật Bản cũng gây ấn tượng đẹp khi cúi đầu cảm ơn một bác tài xế khi được nhường đường.
Dạy trẻ có kỹ năng cần thiết để ứng xử trong tham gia giao thông, bảo vệ môi trường, phòng - chống đuối nước, chống xâm hại tình dục... có khó lắm không? Tôi nghĩ là không, miễn là chúng ta phải bắt tay vào thực hiện chứ không chỉ vẽ ra trong nghị quyết. Chẳng hạn như Đà Nẵng đang lên kế hoạch để hướng tới mục tiêu 100% học sinh sẽ biết bơi.
Trong khi những dự án cụ thể và thiết thực như Đà Nẵng còn thiếu, tôi thấy giáo dục của ta lại vẽ ra những thứ không đáng có. Chẳng hạn như Thông tư 30 ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Mục đích của Thông tư là nhằm thay đổi cách học (đối với học sinh) - cách dạy (đối với giáo viên) - tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập (đối với cha mẹ học sinh) - kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục (đối với cán bộ quản lý giáo dục). Nhưng sau hai năm thực hiện Thông tư 30, kết quả đến đâu? Việc bỏ đánh giá bằng điểm số và thay bằng lời nhận xét; rồi chuyện khen toàn diện - khen từng mặt đang làm cho mọi người băn khoăn. Tất cả đều được khen: khen đá bóng hay, viết chữ đẹp... dễ khiến học sinh, phụ huynh ảo tưởng vào khả năng của con em.
Hơn nữa, giáo dục ta xưa nay vốn nặng về kiến thức. Gần đây, chúng ta bắt đầu chú ý đến việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng thay vì trang bị thực sự, nhiều trường chỉ... khen cho đầy đủ. Vì thế trong thực tế, trẻ vẫn chưa thay đổi bao nhiêu, vẫn đuối nước liên tục mỗi mùa hè tới, vẫn bị xâm hại tình dục, vẫn gây gổ đánh nhau, vẫn vô tư xả rác... Dạy và học hiện nay theo tôi chủ yếu vẫn theo lối mòn, chạy theo thành tích, dạy thêm - học thêm vẫn tràn lan.
Trung ương đã có nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo. Nhưng thành bại phụ thuộc vào bản thân những người thực hiện.
Điều quan trọng nhất, giáo dục phải hiểu rõ đối tượng phục vụ của mình là học sinh. Giáo dục không thể bị biến thành cuộc phô diễn thành tích của thầy cô và bộ ngành với các tờ giấy kiểu như "khen từng mặt".
May mắn, điều xấu nhất đã không xảy ra với Yamato. Yamato tạm trú trong một căn nhà nhỏ, uống nước để cầm hơi, dùng nệm để giữ ấm cho cơ thể. Đó có thể là những phản ứng sinh tồn bản năng. Điều khiến tôi đặc biệt chú ý là cậu đi lạc, nhưng biết dừng lại. Cậu không tiếp tục đi một cách vô phương hướng mà biết chờ đợi, sau khi đã tìm được nơi trú ẩn an toàn. Tôi tin, đó là kết quả của sự trang bị tốt kỹ năng tồn tại.
Đây không phải là ví dụ đầu tiên và duy nhất. Nhật Bản đã nhiều lần cho thế giới thấy rằng hệ thống giáo dục của họ tốt. Trẻ của họ được dạy dỗ cẩn thận và được trang bị những kiến thức cần thiết. Mới đây, một nhóm học sinh tiểu học Nhật Bản cũng gây ấn tượng đẹp khi cúi đầu cảm ơn một bác tài xế khi được nhường đường.
Dạy trẻ có kỹ năng cần thiết để ứng xử trong tham gia giao thông, bảo vệ môi trường, phòng - chống đuối nước, chống xâm hại tình dục... có khó lắm không? Tôi nghĩ là không, miễn là chúng ta phải bắt tay vào thực hiện chứ không chỉ vẽ ra trong nghị quyết. Chẳng hạn như Đà Nẵng đang lên kế hoạch để hướng tới mục tiêu 100% học sinh sẽ biết bơi.
Trong khi những dự án cụ thể và thiết thực như Đà Nẵng còn thiếu, tôi thấy giáo dục của ta lại vẽ ra những thứ không đáng có. Chẳng hạn như Thông tư 30 ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học. Mục đích của Thông tư là nhằm thay đổi cách học (đối với học sinh) - cách dạy (đối với giáo viên) - tham gia đánh giá quá trình và kết quả học tập (đối với cha mẹ học sinh) - kịp thời chỉ đạo các hoạt động giáo dục (đối với cán bộ quản lý giáo dục). Nhưng sau hai năm thực hiện Thông tư 30, kết quả đến đâu? Việc bỏ đánh giá bằng điểm số và thay bằng lời nhận xét; rồi chuyện khen toàn diện - khen từng mặt đang làm cho mọi người băn khoăn. Tất cả đều được khen: khen đá bóng hay, viết chữ đẹp... dễ khiến học sinh, phụ huynh ảo tưởng vào khả năng của con em.
Hơn nữa, giáo dục ta xưa nay vốn nặng về kiến thức. Gần đây, chúng ta bắt đầu chú ý đến việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ. Nhưng thay vì trang bị thực sự, nhiều trường chỉ... khen cho đầy đủ. Vì thế trong thực tế, trẻ vẫn chưa thay đổi bao nhiêu, vẫn đuối nước liên tục mỗi mùa hè tới, vẫn bị xâm hại tình dục, vẫn gây gổ đánh nhau, vẫn vô tư xả rác... Dạy và học hiện nay theo tôi chủ yếu vẫn theo lối mòn, chạy theo thành tích, dạy thêm - học thêm vẫn tràn lan.
Trung ương đã có nghị quyết về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục - đào tạo. Nhưng thành bại phụ thuộc vào bản thân những người thực hiện.
Điều quan trọng nhất, giáo dục phải hiểu rõ đối tượng phục vụ của mình là học sinh. Giáo dục không thể bị biến thành cuộc phô diễn thành tích của thầy cô và bộ ngành với các tờ giấy kiểu như "khen từng mặt".
Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng Chương