Giáo dục

Dạy trẻ sống nguyên tắc, có trách nhiệm như người Nhật

Cha mẹ, thầy cô cần dạy trẻ từ những việc nhỏ như lau bảng sau giờ học, nhường nhịn nhau, biết xếp hàng...

Có nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu về chương trình giáo dục và lối sống người Nhật, bà Tsuruta Kanako - giám đốc Trung tâm ngoại khóa Izumi Juku tại TP HCM cho biết, ở Nhật, những đứa trẻ 9 tuổi đã biết hy sinh, kiên nhẫn, công bằng xã hội; văn minh nhưng vẫn giữ gìn văn hóa truyền thống sâu sắc.

Theo bà Tsuruta Kanako, Nhật Bản đã đầu tư vào giáo dục từ nhiều thế kỷ trước, trong đó họ đặt vấn đề giáo dục nhân cách làm gốc. Sau này, một số nước đã dùng nguyên bản giáo trình của Nhật để đưa vào giảng dạy.

Tại Việt Nam, học sinh có thể tham gia chương trình ngoại khóa của Nhật để từng bước rèn luyện, hình thành nhân cách. Các em sẽ học từ những việc nhỏ như lau bảng sau khi hết giờ học, xếp bàn ghế ngăn nắp đúng chỗ, nhường nhịn lẫn nhau, biết xếp hàng chờ tới lượt.... hay đơn giản là luôn nở nụ cười khi gặp giảng viên, bạn bè.

Những việc như nhường nhịn lẫn nhau, xếp hàng, nở nụ cười với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ hình thành nhân cách, thói quen tốt.


"Thông thường mọi người thường nghĩ việc lau bảng khi hết giờ học, xếp bàn ghế ngăn nắp đúng chổ... chỉ để giữ vệ sinh và ngăn nắp, nhưng thực tế việc này giúp trẻ rèn luyện thói quen tốt", bà Tsuruta Kanako nói và cho rằng những khóa học ngoại khóa còn giúp trẻ học cách tôn trọng người khác, biết quý trọng và gìn giữ những gì mình được thừa hưởng. Từ đó bé sẽ biết thông cảm và biết giúp đỡ cha mẹ và mọi người xung quanh.

Những câu chuyện về người Nhật

Lãnh đạo Trung tâm ngoại khóa Izumi Juku tại TP HCM kể, có một người thầy Nhật Bản, khi tạm biệt học trò của mình, đã cố hết sức truyền thông điệp về ý nghĩa của cuộc sống vào bài tập cuối cùng ông giao cho học sinh. Đó là "Bài tập về nhà cuối cùng - Không thời hạn - Đề bài: Hãy sống thật vui vẻ".

Thông điệp của câu chuyện là, khi các em giao nộp bài tập về nhà này, có lẽ thầy đã ở trên thiên đường rồi. Vậy nên đừng vội nộp bài, hãy cứ thoải mái sử dụng quỹ thời gian của mình để làm bài tập thầy giao. Nhưng hãy nhớ rằng, một ngày nào đó, khi gặp lại, thầy mong các em có thể nói rằng "Em đã hoàn thành bài tập. Em đã thực sự hạnh phúc"... Thầy sẽ đợi các em.

Những giờ học tiếng Nhật, cùng các hoạt động ngoại khóa sẽ giúp trẻ hiểu thêm văn hóa, nhân cách người Nhật.


Nhân cách người Nhật càng lan rộng trong thảm họa động đất sóng thần vào năm 2011, gần 16.000 người tử vong, nhiều vùng của Nhật bị tàn phá nặng nề. Nhưng trong thảm họa, nhiều câu chuyện về tinh thần, trách nhiệm và sự kiên cường được thế giới biết đến. Đó là cách họ kiên nhẫn xếp hàng để nhận cứu trợ, cùng nhau khắc phục sự cố và vượt qua mất mát.

Khi cơn động đất vừa ập tới, 50 nhân viên nhà máy điện hạt nhân số 1 Fukushima đã có thể bảo toàn được tính mạng nếu chạy đi. Nhưng họ quyết định cố thủ tại vị trí làm việc để ngăn mức độ rò rỉ phóng xạ ra môi trường, dẫu nồng độ phóng xạ tại nhà máy lúc đó đã vượt ngưỡng gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Trong email cuối cùng gửi vợ, một nhân viên viết “Sống tốt em nhé, hôm nay anh không thể về nhà...”.

Trẻ đồng thời được dạy cách tôn trọng, cung kính những người lớn tuổi và những thói quen khác trong giờ học.


Cũng trong thảm họa, bức thư của một người Việt kể về cậu bé 9 tuổi Nhật Bản đã khiến nhiều rơi nước mắt. Cậu bé này đứng cuối hàng để đợi nhận thức ăn, một nhân viên cứu trợ đã đưa cậu khẩu phần ăn của mình. Sau khi cúi người cảm ơn, thay vì ăn nó, cậu bé đã ôm bao lương khô đi thẳng lên chỗ những người đang phát thực phẩm và để vào thùng rồi quay lại xếp hàng để bao lương khô được phát chung cho mọi người.

Tác giả bài viết: Ngọc Anh

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP