Dự án Mô hình trường học mới tại Việt Nam (tên viết tắt VNEN) chính thức triển khai từ năm học 2012-2013 đối với cấp tiểu học theo Quyết định số 4106/QĐ- BGDĐT ngày 03/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dự án triển khai trên diện rộng cho cả 63 tỉnh, thành phố với tổng số 1.447 trường tiểu học. Nghệ An là tỉnh thuộc diện ưu tiên 1với 73 trường thuộc 20 huyện, thành, thị tham gia triển khai Dự án.
Theo báo cáo thống kê của 73 trường, tất cả các trường này đều đủ điều kiện để tiếp tục duy trì mô hình. Tuy nhiên, một số trường, một số kỹ thuật dạy học chưa phù hợp với chương trình hiện hành còn nặng về lý thuyết nhưng không được GV điều chỉnh kịp thời nên hiệu quả chưa cao, tâm lý ngại khó, ngại thay đổi. Điều kiện cơ sở vật chất của một số trường còn khó khăn, đặc biệt là bất cập về quá đông học sinh trong 1 lớp. Vẫn còn có dư luận trái chiều trong đánh giá kết quả thực hiện.
Bên cạnh đó, Vẫn còn hiện tượng phụ huynh một số trường THCS thực hiện mô hình trường học mới có ý kiến về việc triển khai thực hiện mô hình. Cụ thể như các trường THCS Kim Sơn (huyện Quế Phong), Môn Sơn, Yên Khê và Thị trấn (huyện Con Cuông), Lê Lợi và Hưng Dũng (thành phố Vinh). Phụ huynh chưa thực sự hiểu và yên tâm khi thực hiện mô hình trường học mới trong điều kiện hiện nay.
Về xã hội hoá đầu năm học, từ năm học 2011-2012 đến hết năm học 2015-2016, đã vận động được 837 tỷ đồng để xây dựng, nâng cấp CSVC trường học. Tuy nhiên, một số trường vẫn chưa thực hiện đúng theo tinh thần: “tự nguyện”, “thoả thuận”, “vận động”, gây bức xúc trong dự luận, phụ huynh học sinh.
Tại sao lại có sự trái ngược giữa báo cáo kết quả thực hiện mô hình VNEN của sở giáo dục và sự việc phụ huynh học sinh trường tiểu học Nguyễn Trãi (TP Vinh) tập trung phản đối mô hình VNEN? Phải chăng ngành giáo dục chưa thực sự chuẩn bị sẵn sàng cho việc triển khai mô hình này? – là ý kiến chất vấn thẳng thắn của đại biểu Đinh Thị An Phong. Trả lời về vấn đề này Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo Nguyễn Thị Kim Chi cho biết: Kết quả năm học 2015-2016, trường tiểu học Nguyễn Trãi là trường đứng thứ 4/7 trường xuất sắc, cùng với trường tiểu học Hưng Dũng, trường Nguyễn Trãi có điểm bàn giao học sinh tiểu học lên bậc THCS cũng cao hơn mức bình quân chung của tỉnh. Như vậy, chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học Nguyễn Trãi vẫn đảm bảo. Về việc chuẩn bị cơ sở vât chất mô hình VNEN, giám đốc sở Giáo dục và đào tạo cho biết: hầu hết các phòng học đã được trang bị cơ sở vật chất đẩy đủ, sở cũng đã chọn những lớp có sỹ số học sinh dưới chuẩn của tiểu học, phù hợp với mô hình (từ 27-30 em/ lớp). Tuy nhiên, về chất lượng giáo viên và học sinh chưa đồng đều cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế, ảnh hưởng đến việc dạy và học mô hình này.
Đại biểu Thái Thị An Chung (huyện Tân Kỳ) bày tỏ sự chia sẻ với sự khó khăn của ngành giáo dục trước một chủ trương đổi mới, bất kỳ mô hình mới nào cũng có những mặt trái chiều. Tuy nhiên, theo đại biểu Thái Thị An Chung, báo cáo của Sở giáo dục chưa phân tích được mặt chưa tốt của mô hình VNEN. Trong quá trình triển khai chưa chỉ ra được điểm hạn chế chả mô hình này cho phụ huynh học sinh được rõ. Sở có giải pháp gì để hạn chế vấn đề này.
Về nội dung chất vấn này, bà Nguyễn Thị Kim Chi nêu những khó khăn hiện tại đó là cơ sở vật chất và sỹ số học sinh hiện nay một số nơi vẫn còn chưa thật sự phù hợp. Chất lượng học sinh không đồng đều. Sở giáo dục sẽ tiếp tục yêu cầy giáo viên cần phải kèm cặp học sinh sát hơn nữa, không để học sinh bị thiếu hụt trong kiến thức và kỹ năng.
Đại biểu Lục Thị Liên (Huyện Quỳ Châu) lo lắng khi giáo viên giảng dạy mô hình VNEN ở miền núi chưa thực sự được tập huấn một cách bài bản, đẩy đủ. Chính sách hỗ trợ chưa khuyến khích được giáo viên tâm huyết, yên tâm giảng dạy.
Về nội dung này, bà Nguyễn Thị Kim Chi cho biết, hiện nay có 70% học sinh của 73 trường học theo mô hình này, mỗi huyện miền núi chỉ có 2-3 trường, đây là con số phù hợp. Việc tập huấn, bồi dường giáo viên: sở đã làm rất đầy đủ, trước mỗi năm học sở đều có hội nghị triển khai, có những đợt tập huấn mô hình VNEN, mời chuyên gia về tập huấn. Sau đó thông qua mạng lưới cốt cán chuyên môn của sở tiếp tục tập huấn. Nhưng giáo viên thiếu sự tự học, tự bồi dưỡng của sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường thì khó có thể nâng cao chất lượng. Sở sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng để nâng cao chất lượng, khuyến khích tinh thần tự nâng cao chuyên môn của giáo viên dạy VNEN.
Về thông tin tình trạng học sinh phải học 2 buổi: buổi sáng học mô hình VNEN, buổi chiều học thêm mô hình truyền thống của đại biểu Nguyễn Thị Lan (Huyện Đô Lương) trao đổi tại phiên chất vấn, bà Nguyễn thị Kim Chi công nhận sở Giáo dục có biết và giải trình: Việc này chỉ xảy ra ở TP Vinh và một số điểm lân cận. Nguyễn nhân là do nhiều phụ huynh quá lo lắng cho con nên đã cho con học thêm để yên tâm hơn.
Đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (huyện Kỳ Sơn) băn khoăn về giải pháp cho mô hình VNEN thời gian tới, đồng thời đề nghị đại diện sở giáo dục và đào tạo cho biết sở đã kiểm tra vấn đề dạy thêm, học thêm như thế nào? Đã xử lý được bao nhiêu đơn vị, cá nhân vi phạm. Về nội dung này, bà Nguyễn Thị Kim Chi khẳng định: Mô hình trường học mới ở tiểu học hiện nay có 73 trường đã thực hiện, 71 trường tiếp tục đồng ý, 2 trường sử dụng tài liệu khác. 470 trường tiểu học còn lại có 421 trường xin đăng ký thực hiện với các thành tố phù hợp, sở không áp đặt. Đến thời điểm này bộ cũng chưa có mô hình mới để thay thế. Một số trường tự nguyện nhưng sở xét thấy chưa đạt điều kiện cũng không triển khai. Về thanh tra chuyên đề dạy thêm học thêm, thanh tra chuyên ngành về thu chi đầu năm học, năm nào sở cũng thực hiện. Năm 2016-2017sở đã thực hiện 9 huyện có 9 biên bản kiểm tra, gửi chủ tịch UBND huyện đề nghị xử lý kỷ luật. Ngành đã cố gắng và quyết liệt giải quyết nạn lạm thu một cách dứt điểm.
Về nội dung lạm thu xã hội hóa giáo dục đầu năm học, đại biểu Nguyễn Như Khôi (huyện Quỳnh Lưu) đề nghị sở Giáo dục và đào tạo cần đưa ra quan điểm và cách thức xử lý để giải quyết dứt điểm tình trạng này. Tiếp thu ý kiến, đại diện sở giáo dục và đào tạo giải trình: Về sự phân cấp quản lý thu chi, sở đảm bảo ở các nội dung: hướng dẫn công văn, kiểm tra, thanh tra, kết luận giám sát, thi đua khen thưởng, xếp loại. Tuy nhiên trong thực tế để xử lý vi phạm là phải xử lý kỷ luật, nhưng trong việc phân cấp việc xử lý này lại thuộc Chủ tịch UBND huyện. Trong quá trình kiểm tra, Sở đã gửi văn bản để phối hợp với huyện xử lý. Giám đốc sở Giáo dục cũng mong muốn trao lại trách nhiệm lĩnh vực xã hội hóa này cho chính quyền. Tuy nhiên ở một số hạng mục và một số nhiệm, sở sẽ tiếp tục làm việc lại với các địa phương và tham mưu cho UBND tỉnh về phân cấp phối hợp quản lý.
Cũng trao đổi về nội dung lạm thu xã hội hóa, đại biểu Phạm Văn Hóa (huyện Tân Kỳ) đề xuất: trong khi chờ Bộ sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh thì Sở cần tham mưu, đề xuất hoàn thiện cơ chế trong thu xã hội hóa.
Tại phiên chất vấn lãnh đạo sở Giáo dục và đào tạo, ông Nguyễn Xuân Sơn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh ghi nhận nội dung giải trình của bà Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo. Qua chất vấn và giải trình cho thấy rõ hơn thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp về việc triển khai mô hình VNEN và xử lý tình trạng lạm thu xã hội hóa đầu năm học.
Ông Nguyễn Xuân Sơn nhấn mạnh: Nghệ An là tỉnh có truyền thống hiếu học, các ngành các cấp rất chăm lo, ngành giáo dục rất cố gắng, ngành giáo dục xếp hàng đầu. Tiếp tục đổi mới căn bản , giáo dục đáp ứng thời kỳ đổi mới là cần thiết và cần phải tiếp tục thực hiện . Riêng về 2 nội dung cụ thể đề nghị ngành giáo dục: tạm dừng việc nhân rộng mô hình trường học mới khi chưa chuẩn bị kỹ. Chỉ triển khai trên cơ sở đảm bảo tinh thần tự nguyện, ko áp đặt. Việc thực hiện mô hình này phải tính toán cần và đủ, phù hợp với tình hình địa phương, nhà trường, ko máy móc, áp đặt. Đối với những trường đã thực hiện mô hình VNEN đề nghỉ ủy ban, ngành, các trường, đánh giá, tổng kết một cách nghiêm túc, khoa học để phát huy mặt mạnh, phát huy những thành tốt để đổi mới phương pháp dạy học, hạn chế tối đa những bất cập làm phụ hynh, học sinh băn khoăn lo lắng.
Với vấn đề xã hội hóa giáo dục: điều cử tri quan tâm là đóng góp xã hội hóa trong nhà trường. Tuy nhiên câu chuyển xảy ra đầu năm học dư luận băn khoăn lạm thu, thu không đúng quản lý xã hội hóa. Thực tế là có thật. Đề nghị sở giáo dục: xem xét lại hướng dẫn về vấn đề thu chi đã đầy đủ, chặt chẽ chưa để chỉ đạo vấn đề này. Cần quán triệt chu đáo để vận động xã hội hóa trong nhà trường. Đảm bảo nguyên tắc: tự nguyện, ko áp đặt, đúng mục đích, dân chủ, công khai, minh bạch. Thống nhât chủ trương giám hiệu – đại diện cha mẹ học sinh; lênkế hoạch dự trù kinh phí, phê duyệt công khai , công khai quyết toán kinh phí. Đóng góp xã hội hóa trong nhà trường địa phương, phòng giáo dục và các cơ sở giáo dục. cần xử lý nghiêm để ko xảy ra sai phạm. UBND tỉnh cùng ngành cần tiếp tục chỉ đạo để đáp ứng nguyện vọng của cử tri./.
Tác giả bài viết: Thùy Linh - Lê Trang - Văn Nhân
Nguồn tin: