Ảnh: Reuters |
Cụ thể, Canada, nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2011 trong năm qua, vừa bị cảnh báo vì lượng thẻ tín dụng hộ gia đình và nợ lên mức cao. Bloomberg trích nghiên cứu của BIS cho hay nợ hộ gia đình cũng bị xem là yếu tố có nguy cơ cao ở Trung Quốc và đặc khu Hồng Kông.
“Các chỉ số hiện chỉ ra rằng rủi ro đang gia tăng trong một số nền kinh tế”, các tác giả của báo cáo hằng quý do BIS thực hiện cho hay. Nghiên cứu cũng cho thấy vài điểm khá thú vị. Đơn cử, Ý không bị xem là có nguy cơ khủng hoảng dù nước này chật vật với nền kinh tế tăng trưởng chậm và nhiều nhà băng đang kẹt trong nợ xấu.
BIS được xem là ngân hàng trung ương của các ngân hàng trung ương. Cơ quan này cho hay dù Trung Quốc bị cảnh báo khủng hoảng, một chỉ số quan trọng được biết đến như là khoảng cách tín dụng và GDP có cải thiện. Điều này cho thấy Đại lục hiện có nhiều tiến bộ trong nỗ lực giảm rủi ro cho khu vực tài chính.
Khoảng cách trên cho thấy sự khác biệt của tỷ lệ tín dụng trên GDP và xu hướng dài hạn của nó. Khoảng cách lớn cho thấy tăng trưởng tín dụng quá mức và một cuộc khủng hoảng có thể đang ở phía trước. Tại Trung Quốc, khoảng cách này hạ xuống còn 16,7% trong quý 3/2017, giảm từ mức cao nhất là 28,9% trong tháng 3.2016. Số liệu trong quý 3/2017 là thấp nhất từ năm 2012, cho thấy các trung gian tài chính của Trung Quốc có cải thiện, hiệu quả hơn.
Hiện Đại lục đang nghiêm túc về các rủi ro trong hệ thống tài chính. Từ tháng 4.2017, giới chức nước này đặt mục tiêu hạn chế tăng trưởng của các sản phẩm quản lý tài sản và vay mượn liên ngân hàng. Gần đây, họ quan tâm hơn đến việc hạ nợ hộ gia đình.
BIS thường thu thập và phân tích dữ liệu để giám sát các điểm yếu trong hệ thống tài chính thế giới. Những số liệu này bao gồm lượng tín dụng trong nền kinh tế và giá nhà ở, cũng như khả năng người đi vay thanh toán các khoản nợ.
Tác giả: Thu Thảo
Nguồn tin: Báo Thanh niên