Thể thao

Treo giò những cầu thủ như Ramsey vì 2 thẻ vàng là tàn nhẫn

Chúng tôi gọi thế là tàn nhẫn vì thực tế là như vậy. Một cầu thủ phải nhận thẻ vàng thứ 2 ở một giải đấu và thế là xong. Anh ta phải ngôi ngoài chứng kiến đồng đội mình chiến đấu.

Chúng ta đang nói về các trường hợp của Ramsey, Ben Davies (xứ Wales), Ricardo Carvalho (Bồ Đào Nha), hay tương tự là của Mats Hummels. Tất cả đều vắng mặt ở bán kết EURO 2016. UEFA quy định nếu một cầu thủ nhận 2 thẻ vàng trong những trận đấu riêng biệt trước vòng bán kết thì anh ta sẽ bị treo giò ở trận kế tiếp bất kể là cầu thủ đó bị phạt như thế nào và vào thời điểm nào.

Kể cả có là một thẻ trong trận đầu tiên ở EURO và một thẻ khác ở tứ kết, cách nhau 3 tuần rưỡi, thì cũng vẫn bị treo giò như thường. Sau vòng tứ kết thì các cầu thủ được xóa thẻ và chỉ khi họ bị truất quyền thi đấu ở bán kết thì họ mới vắng mặt ở trận chung kết. Trước đây chúng ta đã chứng kiến nhiều ngôi sao bỏ lỡ trận chung kết vì án treo giò như Roy Keane hay Pavel Nedved bị cấm thi đấu ở chung kết Champions League 1998-99 và 2002-03, Michael Ballack bị treo giò ở chung kết World Cup 2002.


Câu hỏi đặt ra là có nên thay đổi quy định này không? Davies, Ramsey, Hummels hay Carvalho chắc chắn bảo có. Sao không xóa thẻ sớm hơn? Nếu dính 2 thẻ ở vòng bảng thì lỡ vòng 1/8 nhưng nếu cầu thủ chỉ dính 1 thẻ ở vòng bảng thì có thể xóa thẻ ở vòng loại trực tiếp không? Vấn đề là dù có làm vậy cũng không tạo khác biệt gì với các trường hợp của Ramsey, Hummels hay Carvalho vì họ dính 2 thẻ vàng đều ở giai đoạn đấu loại trực tiếp.

Thế nên trừ khi là UEFA xóa bỏ hẳn án treo giò còn việc tìm ra một cơ chế phạt thẻ-treo giò hợp lý không hề dễ. Một giải pháp khác là nâng số thẻ phạt lên 3 thẻ thì mới áp đặt án treo giò như kiểu ở Champions League và cứ sau khi số thẻ vàng được cộng dồn của một cầu thủ là một số lẻ thì lại áp đặt án treo giò bổ sung.

Thực tế ở các giải VĐQG, Ủy ban kỷ luật thậm chí còn đi xa hơn khi họ chỉ áp đặt án treo giò trong trường hợp cầu thủ đã tích lũy tới 4 hoặc 5 thẻ vàng (tùy giải đấu). Nhưng lí do được viện dẫn ở đây là bởi đó là những giải đấu kéo dài hơn (EURO). Một cách khác để cân nhắc lại về quy chế treo giò cầu thủ là anh ta được phép tích lũy bao nhiêu thẻ vàng trong một giải đấu mà không bị treo giò?

Nếu con số đó là 3 thì một cầu thủ có thủ có thể tích lũy thẻ vàng ở 4 trên tổng số 7 trận đấu của giải (2 thẻ cho tới trước trận bán kết, 1 thẻ ở bán kết và 1 thẻ ở chung kết) mà vẫn không bị cấm thi đấu. Ở Champions League con số này là 5 thẻ/17 trận còn ở các giải VĐQG thì tùy nước mà số thẻ tích lũy thường là 4 đến 5 thẻ trong 38 vòng đấu. Vì trong một giải đấu ngắn hơn thì mỗi quyết định kỷ luật để lại hậu quả không nhỏ cho cầu thủ nên các trọng tài cần làm sao để cầu thủ có thể thi đấu với tâm lý thoải mái và không phải chịu hậu quả từ những chiếc thẻ phạt.

Điều đó đòi hỏi trọng tài phải đưa ra những quyết định sáng suốt trong mọi tình huống. Họ được khuyến khích để trận đấu không gián đoạn và tháo ngòi nổ các tình huống va chạm mà không cần dùng thẻ phạt. Khi một cầu thủ bị cảnh cáo, anh ta không chỉ đối mặt với nguy cơ bị truất quyền thi đấu ngay trong trận đấu ấy mà còn có nguy cơ bị treo giò sau đó.


Nếu không, cầu thủ có thể phạm lỗi quá nhiều. Nhìn chung các trọng tài được ca ngợi khi họ điều khiển trận đấu mà không truất quyền thi đấu với cầu thủ nào. Để làm điều đó trọng tài nắm rất rõ những cầu thủ nào đã dính 1 thẻ vàng và đôi khi thì 1 thẻ vàng mà cầu thủ nào đó bị phạt lại là nguyên do trọng tài không muốn rút thẻ vàng thứ 2 với anh ta.

Chẳng hạn như không muốn cảnh cáo anh ta vì lỗi câu giờ. Ít trọng tài sẵn sàng rút thẻ vàng thứ 2 cho cầu thủ vì lỗi câu giờ nên thường là các cầu thủ đã bị 1 thẻ vàng là những người tìm cách câu giờ. Thế nên án cấm thi đấu dành cho các cầu thủ vì tích lũy đủ số thẻ phạt quy định, theo một nghĩa nào đó, là cách một trọng tài nhắn nhủ một đội bóng rằng họ phải chịu trách nhiệm cho án phạt.

Tuy nhiên còn một vấn đề cơ bản khác và nó liên quan tới những nguyên tắc cơ bản của tội phạm và trừng phạt tội phạm. Khi chúng ta phạm tội trong đời thực thì án phạt có 3 chức năng. Một là để ngăn cản chúng ta tiếp tục phạm tội, hai là để trừng phạt hành vi phạm tội của chúng ta và ba là để bù đắp cho nạn nhân của chúng ta.

Thẻ vàng và những án phạt vì những thẻ vàng đã thực hiện đầy đủ 2 chức năng đầu tiên nhưng không giải quyết được chức năng thứ 3. Chẳng hạn việc Ramsey và Davies bị treo giờ ở bán kết không bù đắp được gì cho các nạn nhân của họ, những người chịu thiệt từ những hành vi của họ, ở đây là tuyển Bỉ.


Trên thực tế, việc này lại giúp đối thủ tiếp theo của họ là Bồ Đào Nha được hưởng lợi. Chúng ta đã quá quen với chuyện này đến mức không nghĩ đến nó. Cơ hội vô địch EURO của Bồ Đào Nha đã tăng lên ít nhiều vì họ đối đầu với một Xứ Wales thiếu vắng 2 cầu thủ đá chính và một trong số đó, Ramsey được cho là cầu thủ quan trọng thứ 2 của đội (sau Bale).

Và cứ mỗi lần một cầu thủ bị treo giò thì luôn là bên thứ 3 được lợi. Có giải pháp nào tốt hơn không? Tôi không phải người ủng hộ những chiếc thẻ đỏ tạm thời nhưng có ý kiến đang gây tranh luận là nếu Ramsey hoặc Davies bị trừng phạt vì chiếc thẻ vàng thứ 2 của họ ở giải này bằng cách, chẳng hạn là buộc họ rời sân trong 10 phút trong trận đấu với Bỉ, thì có lẽ là giải pháp tốt hơn so với việc buộc họ vắng mặt ở trận bán kết.

Dĩ nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là có thỏa đáng không nếu làm như vậy (thẻ đỏ tạm thời) vì nếu thế thì Ramsey và Davies bị treo giò tạm thời vì cả thẻ vàng họ dính ở những trận đấu trươc đó chứ không liên quan gì tới trận gặp Bỉ. Vì sao Bỉ lại được hưởng lợi từ những thẻ vàng Davies và Ramsey bị phạt ở những trận trước đó?

Kết luận rút ra ở đây là cơ chế phạt thẻ vàng kiểu cộng dồn là một cơ chế phức tạp. Không có cách nào tối ưu, thậm chí không có cách nào hay để xử lý vấn đề. Thật tàn nhẫn đối với những cầu thủ vắng mặt vì án phạt nhưng từ trước khi EURO bắt đầu thù luật đã quy định rõ ràng như vậy rồi.

Tác giả bài viết: HT Theo ESPN

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP