Thủ tướng Đức Merkel |
Mâu thuẫn giữa hai đồng minh có thể phát sinh trên hai vấn đề - do việc thực hiện dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream-2), dự án mà Hoa Kỳ cực lực phản đối, cũng như yêu cầu của NATO tăng chi tiêu quân sự của các nước thành viên lên 2% GDP.
Năm 2014, tất cả các thành viên NATO có trách nhiệm tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng một thập kỷ tới ít nhất 2% GDP, khoản này cũng được đề nghị cho mỗi quốc gia khi gia nhập NATO. Hoa Kỳ nhất quyết yêu cầu các thành viên hoàn thành nghĩa vụ này. Hiện nay mức chi tiêu này chỉ có 8 trong số 29 quốc gia Liên minh - Anh, Hy Lạp, Rumani, các nước Baltic, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đe dọa, nếu không có nhượng bộ từ Berlin, Washington sẽ phải nói về cuộc xung đột xã hội rộng và do đó chứng minh việc xuất hiện sự chia rẽ giữa Đức và Mỹ.
Theo Spiegel, bà Merkel và các cố vấn của bà đang cố gắng không làm căng thẳng tình hình và tìm cách làm dịu bầu không khí căng thẳng. Đặc biệt, với sự tăng trưởng tích cực của nền kinh tế Đức, tỷ trọng chi tiêu quân sự trong GDP sẽ chỉ giảm. Và liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2, bà Merkel không thể không “nhúng tay” vào.
“An ninh năng lượng là mối quan tâm/lợi ích sống còn đối với Đức, vì vậy Berlin không thể từ bỏ dự án này”, tác giả bài báo kết luận.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai tuyến đường ống dẫn khí đốt với tổng công suất 55 tỷ m3 khí/ năm. Các đường ống này sẽ dẫn khí từ bờ biển Nga qua biển Baltic đến Đức, và được xây dựng song song với đường ống Dòng chảy phương Bắc hiện tại. Hồi cuối tháng 3/2018, Đức đã cấp giấy phép xây dựng cho dự án.
Có rất nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng. Ba Lan, Litva và các nước khác trong khu vực cho rằng, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Tác giả: Đức Dũng
Nguồn tin: Báo Infonet