Đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ GD&ĐT nhiệm kỳ 2016-2021
UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ GD&ĐT nhiệm kỳ 2016-2021
UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trong nhiệm kỳ 5 năm (2016- 2021), Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ có nhiều chỉ đạo, quyết sách lớn giúp giáo dục Việt Nam thăng hạng, đổi mới chương trình bắt kịp quốc tế.
Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, không trúng cử vào Ban chấp hành Trung ương khóa XIII.
"Trước mắt, các nguồn ủng hộ sẽ tập trung cho việc tặng sách, vở cho học sinh vùng lũ, cố gắng đảm bảo tất cả học sinh có sách, vở đến trường" - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tại hội nghị ngành giáo dục diễn ra vào sáng 31-10.
Tại hội nghị, nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tổ chức ngày 23/2, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chính thức phát động, toàn ngành đẩy mạnh tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ và mỗi nhà trường chọn một môn thể thao phù hợp để tập luyện thành nền nếp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có Quyết định thành lập Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2018 - 2023. Theo đó, bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ giữ chức Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu chấn chỉnh tình trạng "điểm danh, ghi tên" của giáo viên tạo các buổi đào tạo, bồi dưỡng.
Sáng 21/11, Đoàn công tác do đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng làm Trưởng đoàn kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng tại Bộ GD&ĐT.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết quy định đuổi học sinh viên bán dâm lần 4 đã có từ năm 2007 nhưng gần đây khi cán bộ phụ trách có năng lực hạn chế, yếu kém nên đưa ra lấy ý kiến gây phản ứng. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Nhạ rút kinh nghiệm không đổ lỗi cho cấp dưới.
Trước những hạn chế, sai phạm của Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam lãnh đạo Bộ GDĐT đã nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất bản, phát hành SGK và hoạt động của Nhà Xuất bản giáo dục VN (NXBGDVN).
Theo thông tin, hiện nay Bộ Công an đang tiếp tục điều tra sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Bắt đầu từ tuần này, Bộ Công an sẽ xem xét tiếp tục điều tra sai phạm thi dự kiến tại nhiều tỉnh trên cả nước.
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, ở bậc THPT, học sinh học 2.284 giờ, giảm 262 giờ so với chương trình Ban cơ bản hiện hành; giảm 315 giờ so với chương trình Ban A, Ban C hiện hành…
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2018, ngày 1/10, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, không chỉ có độc quyền sách giáo khoa (SGK); thực tế là nhiều trường bằng cách này hay cách khác “ép” học sinh, phụ huynh mua sách tham khảo để hưởng hoa hồng. Đây là một trong những biểu hiện rõ của tiêu cực trong giáo dục.
“Giáo viên phải có chế độ chính sách và tuyển dụng ổn định thì mới yên tâm cống hiến với công việc, đúng với chuyên môn nghiệp vụ. Tránh tình trạng hợp đồng giáo viên theo mùa vụ, theo tiết học”
Trong 2 ngày (ngày 31/7-1/8/2018), tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2018. Thủ tướng yêu cầu Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu cụ thể trước Chính phủ về sai phạm bộc lộ trong kỳ thi THPT quốc gia, nhất là hướng xử lý.
Quy chế thi THPT quốc gia vẫn còn có kẽ hở, chưa lường hết được các tình huống phát sinh trong thực tế. Quy chế quá tập trung và quản chặt đối tượng thí sinh, nhưng còn lỏng lẻo đối với những người thực thi công vụ.
Chiều 5/7, tại Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuận Nhạ đã có cuộc hội đàm với bà Baroness Fairhead, Quốc Vụ Khanh, Bộ Thương mại quốc tế, Vương quốc Anh nhằm thúc đẩy và phát triển hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo giữa Việt Nam và Vương quốc Anh.
Ngày 6/3, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước đã công bố Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 và danh sách 1.131 ứng viên được công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư sau khi rà soát.
Đó là khẳng định của GS.TSKH Bùi Văn Ga, Phó Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước về xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Thông tin từ một Hội đồng chức danh giáo sư ngành cho biết, sau khi rà soát đã phát hiện trường hợp phó giáo sư được công nhận nhưng không đủ tiêu chuẩn. Trường hợp này đã báo cáo lên Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước xem xét, giải quyết.
Ngày mai 27/2, dự kiến Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước sẽ họp “chốt” về việc rà soát hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Nhiều ý kiến cho rằng, sẽ khó thay đổi kết quả vì quy trình rà soát này.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ đề nghị được lùi thời hạn báo cáo việc rà soát việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.
Nhân dịp đón Xuân Mậu Tuất 2018, Bộ GD&ĐT đã gặp mặt thân mật các đồng chí nguyên lãnh đạo Bộ qua các thời kỳ. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chủ trì buổi gặp mặt.
Chia sẻ đầu năm mới, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: “Giáo dục là một quá trình đòi hỏi phải có bước đi, lộ trình, cần cả sự kiên nhẫn và tin tưởng, vì vậy, một năm chưa hẳn có thể tạo nên những bước ngoặt nhưng nếu không chắt chiu từng năm một, chúng ta sẽ không thể đi đến đích cuối cùng là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo nước nhà”.
Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cho biết, tỷ lệ ứng viên giáo sư, phó giáo sư đạt kết quả qua hai cấp hội đồng cho thấy khâu “sàng” ở các HĐCDGSCS, nhất là khâu “lọc” ở HĐCDGSN và khâu “xét duyệt” của HĐCDGSNN đã đảm bảo mặt bằng chất lượng chung trong phạm vi cả nước...
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chỉ đạo tập trung xây dựng ngân hàng câu hỏi, chuẩn hóa đánh giá, áp dụng thi trung học phổ thông quốc gia, tiến tới tổ chức kiểm tra, đánh giá trên máy tính.
Khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ hỏi cậu học trò Đinh Văn K'Rể “thầy có thể bế con được không?”, cậu bé đã không ngần ngại sà vào vòng tay Bộ trưởng. Chia sẻ về khoảnh khắc này, Bộ trưởng nói rằng, đây là một trong những khoảnh khắc đáng nhớ và xúc động nhất trong cuộc đời làm thầy giáo, làm một nhà quản lý giáo dục như ông.
Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, nếu chỉ yêu cầu các thầy cô phải cố gắng lên, phải đổi mới đi mà điều kiện làm việc, chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, thậm chí cả danh dự không được bảo vệ một cách chính đáng thì không được…
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng để giải quyết những bất cập về chất lượng đội ngũ giáo viên hiện nay, tất cả các bên đều cần nhìn thẳng vào sự thật và chung tay giải quyết.
Để nâng cao chất lượng đầu vào các trường sư phạm, từ sang năm Bộ GD&ĐT sẽ quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) riêng đối với các trường đại học sư phạm, cao đẳng sư phạm và các ngành đào tạo giáo viên.