GS.TS Đinh Quang Báo cho biết, tại Mỹ, ở một vài cơ sở, sinh viên có thể bắt đầu ngay khóa đào tạo giáo viên khi được tuyển vào. Một số khác thì lại yêu cầu sinh viên - giáo viên tương lai phải hoàn thành 2 năm học đại cương hoặc KHXH, sau đó mới nộp đơn vào học chương trình đào tạo giáo viên.
Một vài cơ sở khác thì lại đòi hỏi sinh viên tương lai phải qua kiểm tra như Praxis 1 (test các kĩ năng cơ bản dành cho giáo viên tương lai) trước khi được tuyển vào chương trình đào tạo giáo viên.
Bảng: Các yêu cầu đầu vào đối với chương trình đào tạo GV: |
Cũng theo GS.TS Đinh Quang Báo, phần lớn các nước đòi hỏi các ứng viên là giáo viên tương lai phải trải qua một kì thi cấp quốc gia ở môn sẽ theo học.
Ở một số nước thì lại đòi hỏi thi cấp quốc gia ở nhiều môn. VD, ở Nhật, các ứng viên phải tiến hành kì thi quốc gia ở 5 môn: Tiếng Nhật, ngoại ngữ, Toán, Khoa học và nghiên cứu xã hội.
Một vài cơ sở đào tạo có thể có thêm kiểm tra của mình và phỏng vấn như là yêu cầu đầu vào. Các thí sinh có điểm cao nhất trong các kì thi này mới có khả năng được tuyển vào đào tạo giáo viên.
Ở Hàn Quốc, yêu cầu đầu vào dựa trên báo cáo kết quả (học bạ) của trung học và kết quả kiểm tra SAT. Các cơ sở đào tạo đại học còn phỏng vấn và test thái độ giảng dạy và đạo đức.
Úc cũng dựa vào kết quả học tập trung học. Từng sinh viên có điểm vào đại học dựa trên việc tính toán kết hợp giữa điểm trong đánh giá và kiểm tra cuối năm học trung học. Mỗi trường đại học xác định điểm cắt (điểm sàn - KD) để được chấp nhận. Có trường điểm sàn cao, có trường thấp hơn.
Ở Malaysia tuyển sinh vào các cơ sở đào tạo giáo viên như sau: Qua kì thi THPT; có các khả năng thể thao, văn nghệ; phỏng vấn trực tiếp ứng viên; kiểm tra năng khiếu làm giáo viên (bài kiểm tra do Bộ Giáo dục); giáo viên dạy môn học nào thì môn học đó ở phổ thông phải tốt nhất.
Tác giả: Hải Bình
Nguồn tin: Báo Giáo dục và Thời đại