Mọi việc chỉ bùng lên khi trạm thu phí BOT Cai Lậy bắt đầu thu phí cho tuyến đường tránh tại đây. Cả tuần qua, một số tài xế đưa tiền nhỏ lẻ và để vào chai khi nộp phí để phản đối cách tận thu này.
Điều làm mọi người bức xúc nhất là nhiều xe không đi vào tuyến đường tránh vẫn bị thu phí vì trạm được đặt ngay trên Quốc lộ 1, khi qua lại tỉnh Tiền Giang rồi đi các nẻo đường. Điều đó đã không được Thứ trưởng Nguyễn Nhật lý giải cụ thể mà ông chỉ nói đến việc "sống và làm việc theo luật".
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng lý giải việc cho phép nhà đầu tư thu mức phí cao là do chủ đầu tư BOT phải vay ngân hàng để có tiền làm đường và trả lãi suất, còn tuyến TP HCM - Trung Lương thì làm từ vốn vay ưu đãi ODA. Ngoài ra, ông Nhật còn kiên quyết bảo lưu ý kiến và nhất định không giảm phí ở trạm BOT Cai Lậy dù tài xế và người dân có phản đối đi chăng nữa.
Với kiểu trả lời này, bạn đọc Thắng Nguyễn nhận định: "Qua đó, thấy ông thứ trưởng trả lời rất vô tâm, vô trách nhiệm và mang tính áp đặt, bảo thủ". Đồng tình với ý kiến này, bạn đọc Lê Văn Hiếu nói thẳng:"Ông thứ trưởng phát biểu thiếu trách nhiệm với dân".
Để cho mọi người tâm phục, khẩu phục, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nói tỉnh Tiền Giang nên thực hiện công tác tuyên truyền và sẽ xem xét lại khi cho tổng rà soát lại các trạm thu phí cả nước.
Việc này có chăng chỉ được giải quyết sau khi Bộ GTVT đi kiểm tra tất cả các trạm thu phí trên cả nước mà thời gian thì chưa nói khi nào, thực hiện trong bao lâu? Nhà nước, cụ thể là Bộ GTVT, sẽ chỉ sửa sai khi kiểm chứng lại tất cả trong một thời gian dài, mặc cho hậu quả trước mắt là người dân sẽ lãnh đủ. Thế nên, bạn Văn Mỹ đề xuất: "Đề nghị ngành giao thông vận tải của 9 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long làm đơn kiến nghị Thủ tướng vào cuộc giải quyết".
Nhân viên trạm thu phí kiểm đếm tiền lẻ mà tài xế đưa khi mua vé qua trạm Cai Lậy |
Theo nhiều bạn đọc, những câu trả lời của Thứ trưởng Nguyễn Nhật không chỉ "kỳ quá" mà còn vô cảm, "không biết được nỗi khổ sở của người dân", "đi xa lòng dân"... Không ít ý kiến còn hoài nghi đằng sau việc thu phí một cách bất hợp lý này là chuyện lợi ích nhóm. Bởi lẽ, ít nhất 50.000 lượt xe qua trạm Cai Lậy mỗi ngày đêm, nếu tính mức phí thấp nhất 35.000 đồng/lượt thì mỗi ngày đêm thu 1,75 tỉ đồng, thu đủ trong hạn cho phép 6 năm 4 tháng thì được khoảng 4.000 tỉ đồng, trong khi trước đó chủ đầu tư BOT này bỏ ra khoảng 1.400 tỉ đồng.
Không biết luật mà thứ trưởng nói ở đây là luật gì, có vẻ lạ so với thế giới nên bạn đọc Tuan nêu vấn đề: "Chỉ có Việt Nam mình mới có chuyện không dùng dịch vụ mà phải trả tiền thế này thôi. Ai hưởng lợi ở đây?".
Trong khi đó, bạn đọc Công Hiềtrạm pn Phạm bày tỏ: "Kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017, Bộ trưởng Bộ GTVT phải trả lời chất vấn vấn đề này. Tôi nghĩ đây là vấn đề lớn... Tôi sẽ gửi kiến nghị lên Đại biểu Quốc hội để các vị chất vấn giúp người dân chúng ta".
Tác giả: Song Ngọc
Nguồn tin: Báo Người lao động