2 năm qua, bệnh viện khắp các tuyến liên tục được nâng cấp, xây mới, thay đổi thái độ phục vụ. Tuy nhiên có một căn phòng ít biến chuyển nhất chính là nhà vệ sinh các BV.
Khảo sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại 13 BV tuyến TƯ công bố tháng 7/2016 cho thấy, chỉ có 6/13 BV đáp ứng đủ số lượng nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân.
Khảo sát của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường tại 13 BV tuyến TƯ công bố tháng 7/2016 cho thấy, chỉ có 6/13 BV đáp ứng đủ số lượng nhà vệ sinh phục vụ bệnh nhân.
Nhà vệ sinh của một BV ở Hà Nội (Ảnh chụp ngày 30/11). Ảnh: Trần Thường
Ngoài ra, 83% số nhà vệ sinh của các BV được khảo sát có mùi hôi. 50% cơ sở y tế có nhà vệ sinh nhưng thường xuyên khóa cửa không cho bệnh nhân sử dụng.
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại các BV có "tuổi đời" lâu năm. Các nhà vệ sinh ở đây luôn trong tình trạng đọng nước, cáu bẩn, tường tróc lở, thiếu nước, thiếu người dọn dẹp, bốc mùi xú uế nồng nặc... Nếu không thể nhịn, bệnh nhân và người nhà sẽ phải đeo khẩu trang, bịt mũi khi "giải quyết nỗi buồn".
Thế nhưng, dù ngành y tế đã có nhiều nỗ lực nhưng đến nay, tiêu chí nhà vệ sinh vẫn là vấn đề nhức nhối. Đây cũng là tiêu chí khó thực hiện.nhất trong bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng BV.
Cụ thể, sau 3 năm đánh giá thí điểm chỉ có 23% BV có các phòng vệ sinh cách ly nam, nữ.
Trước vấn đề khủng khiếp này, tại hội nghị CLB giám đốc BV các tỉnh phía Bắc vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tuyên bố sẽ "tấn công" nhà vệ sinh bệnh viện. Theo đó các bệnh viện phải đổi mới toàn diện theo hướng xanh-sạch-đẹp.
Sau đó 1 tháng, Bộ Y tế ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đề án này với 40 tiêu chí.
Riêng quy định nhà vệ sinh có 14 tiêu chí, quy định chi tiết khu vệ sinh phải có phòng riêng cho nam, nữ, không có mùi hôi, sàn sạch sẽ, không đọng nước, không trơn trượt, có sẵn giấy vệ sinh, thùng đựng rác, có bồn rửa tay và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, có gương...
Tình trạng này đặc biệt nghiêm trọng tại các BV có "tuổi đời" lâu năm. Các nhà vệ sinh ở đây luôn trong tình trạng đọng nước, cáu bẩn, tường tróc lở, thiếu nước, thiếu người dọn dẹp, bốc mùi xú uế nồng nặc... Nếu không thể nhịn, bệnh nhân và người nhà sẽ phải đeo khẩu trang, bịt mũi khi "giải quyết nỗi buồn".
Thế nhưng, dù ngành y tế đã có nhiều nỗ lực nhưng đến nay, tiêu chí nhà vệ sinh vẫn là vấn đề nhức nhối. Đây cũng là tiêu chí khó thực hiện.nhất trong bộ 83 tiêu chí đánh giá chất lượng BV.
Cụ thể, sau 3 năm đánh giá thí điểm chỉ có 23% BV có các phòng vệ sinh cách ly nam, nữ.
Trước vấn đề khủng khiếp này, tại hội nghị CLB giám đốc BV các tỉnh phía Bắc vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tuyên bố sẽ "tấn công" nhà vệ sinh bệnh viện. Theo đó các bệnh viện phải đổi mới toàn diện theo hướng xanh-sạch-đẹp.
Sau đó 1 tháng, Bộ Y tế ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai đề án này với 40 tiêu chí.
Riêng quy định nhà vệ sinh có 14 tiêu chí, quy định chi tiết khu vệ sinh phải có phòng riêng cho nam, nữ, không có mùi hôi, sàn sạch sẽ, không đọng nước, không trơn trượt, có sẵn giấy vệ sinh, thùng đựng rác, có bồn rửa tay và xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, có gương...
Nam, nữ và bà bầu dùng chung nhà vệ sinh (Ảnh chụp ngày 30/11 - Đoàn Bổng)
Quy định này đang khiến các BV khá lo lắng. Theo lý giải từ phía BV, cơ sở vật chất có thể nâng cấp, người dọn có thể thuê nhưng ý thức giữ gìn vệ sinh chung của người dân rất... khó kiểm soát, nhất là trong tình trạng quá tải trầm trọng như hiện nay.
BS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (BV Bạch Mai) nêu thực tế giật mình, khu vệ sinh tại những tòa nhà cũ chỉ đủ phục vụ 20-30 bệnh nhân/nhà vệ sinh. Tuy nhiên, sau 2 thập kỷ, số bệnh nhân đã tăng hàng chục lần, chưa kể đi kèm thêm 2-3 người nhà nên dọn dẹp hết công suất cũng khó có thể sạch.
Nguồn tin: