Bạn cần biết

Ngày, giờ đẹp cúng Rằm tháng 7 âm lịch năm 2024

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt. Vậy việc cúng rằm tháng 7 nên được thực hiện vào ngày, giờ nào?

Ngày, giờ cúng Rằm tháng 7

Rằm tháng 7 là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa tâm linh của người Việt Nam. Đây là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm thương nhớ đối với cha mẹ qua lễ Vu Lan, đồng thời cũng là thời điểm cúng thí thực cho các cô hồn, cầu siêu cho các vong linh có thể chưa siêu thoát. Vậy việc cúng rằm tháng 7 nên được thực hiện vào ngày và giờ nào?

Về vấn đề này, theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, bắt đầu từ ngày 11/7 âm lịch, các gia đình có thể tiến hành cúng Rằm tháng 7. Cụ thể:

Ngày 11/7 âm lịch: Sáng từ 7 - 9h, 9 - 11h; chiều từ 3 - 5h. Ngày Canh Tuất kị các tuổi Sửu, Thìn, Mùi và các tuổi mang thiên can Giáp có năm sinh âm lịch tận cùng là số 4 (1944, 1954, 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014).

Ngày 12/7 âm lịch: Sáng từ 7 - 9h; chiều từ 1 - 3h. Ngày Tân Hợi kị các tuổi Tỵ, Thân (tuổi Dần là nhị hợp không kị) và các tuổi mang thiên can Ất có năm sinh âm lịch tận cùng là số 5 (1945, 1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015).

Ngày 13/7 âm lịch: Sáng từ 5 - 7h; chiều từ 3 - 5h, 5h - 7h. Ngày Nhâm Tý kị các tuổi Mão, Ngọ, Dậu và các tuổi mang thiên can Bính có năm sinh âm lịch tận cùng là số 6 (1946, 1956, 1966, 1976, 1986, 1996, 2006, 2016).

Ngày 14/7 âm lịch: Sáng từ 5 - 7h, 9 - 11h; chiều từ 3 - 5h. Ngày Quý Sửu kị các tuổi Thìn, Mùi, Tuất và các tuổi mang thiên can Đinh có năm sinh âm lịch tận cùng là số 7 (1947, 1957, 1967, 1977, 1987, 1997, 2007, 2017).

Ngày 15/7 âm lịch: Sáng từ 7 - 9h, 9 - 11h; chiều từ 1 - 3h. Ngày Giáp Dần kị các tuổi Tỵ, Thân (tuổi Hợi là nhị hợp không kị) và các tuổi mang thiên can Mậu có năm sinh âm lịch tận cùng là số 8 (1948, 1958, 1968, 1978, 1988, 1998, 2008, 2018).

Những lưu ý khi cúng Rằm tháng 7

- Mâm cúng không cần mâm cao cỗ đầy nhưng phải thành tâm

Ảnh minh họa.

Theo các chuyên gia phong thủy, mâm cúng Rằm tháng 7 không cần phải cầu kỳ, mâm cao cỗ đầy nên tùy vào điều kiện của mỗi gia đình và từng phong tục của vùng miền để lựa chọn mâm cúng cho phù hợp.

Đặc biệt, Rằm tháng 7 cũng là ngày Lễ Vu Lan báo hiếu, tưởng nhớ ông bà tổ tiên nên trong mâm cúng có thể dâng lên những món ăn mà khi còn sống ông bà tổ tiên thích ăn.

- Lưu ý khi cúng chúng sinh

Mâm cúng chúng sinh phải đặt ở ngoài sân, ở ngoài cửa nhà, vỉa hè, ngã ba, ngoài cổng... vì theo quan niệm của dân gian, cúng ở những vị trí này để các cô hồn ở xung quanh dễ dàng tìm đến hưởng thụ lễ vật, không vào trong nhà quấy quả.

Việc lựa chọn đặt mâm cúng chúng sinh ở đâu không quá khó với các gia đình có nhà mặt đất. Tuy nhiên, với những gia đình sống ở chung cư, nhiều người không biết nên đặt mâm cúng này ở vị trí nào cho phù hợp.

Theo chuyên gia phong thủy, đối với nhà chung cư, gia chủ có thể bày mâm cúng này ở ban công phòng khách. Nếu hành lang rộng thì có thể đặt trước cửa hành lang chung cư. Khi đặt mâm lễ ở các không gian này, gia chủ chỉ nên thắp một vài nén hương tượng trưng, không nên thắp nhiều quá ảnh hưởng đến hàng xóm và hệ thống phòng cháy của tòa nhà.

Trong văn khấn cúng cô hồn không nhất thiết phải đọc tên tuổi địa chỉ của bản thân và người thân trong gia đình vì khi làm phúc không nhất thiết phải đợi báo ân.

-Khi thực hiện nghi lễ cúng gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần cộc. Khi thắp hương không để ai quấy rầy, tránh bị phân tâm.

*Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo

Tác giả: Minh Hoa (t/h)

Nguồn tin: nguoiduatin.vn

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP