Một câu hỏi đặt ra với lãnh đạo Bộ GTVT tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 1 (diễn ra chiều muộn ngày 2/2/2018) là về việc khắc phục sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống. Cụ thể, dư luận muốn biết Bộ GTVT đã xác định được nguyên nhân và mức độ nguy hiểm của sự cố đối với toàn bộ công trình hay chưa và đến bao giờ có thể thông xe được cầu này?
Trả lời câu hỏi đặt ra, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định trước hết, ngay sau khi sự cố nứt dầm cầu Vàm Cống xảy ra, Bộ đã có thông báo về sự việc. Đây là dự án Việt Nam vay vốn ODA của Chính phủ Hàn Quốc để triển khai. Việc làm cầu diễn ra theo đúng tiến trình.
Theo Thứ trưởng Đông, nếu không có sự cố thì đáng ra có thể thông cầu này cùng với cầu Cao Lãnh, nối thông toàn tuyến giao thông Đồng bằng sông Cửu Long ở những tháng đầu năm 2018. Tuy nhiên, đáng tiếc là 3 tháng trước, sự cố đã xảy ra.
“Đây là một kết cấu hết sức phức tạp, nhịp cầu rất lớn và sự cố này theo đánh giá chung của Bộ GTVT cùng các chuyên gia là rất hiếm xảy ra. Vậy nên ngay sau đó, chúng tôi đã có chỉ đạo tất cả các cơ quan của Bộ GTVT, huy động với các chuyên gia trong nước và đặc biệt làm việc với các nhà tài trợ, các chuyên gia của nước ngoài, của Hàn Quốc và đã có những đánh giá, có cả những đánh giá độc lập từ phía Việt Nam” – Thứ trưởng Đông nói.
Theo lãnh đạo Bộ GTVT, tất cả quá trình xem xét đang diễn ra, cơ quan chức năng đang khoanh lại những nội dung cần phải rà soát, đánh giá. Hiện tại chưa xác định được nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự cố. Khi làm rõ được nguyên nhân, Bộ GTVT sẽ có thông báo đầy đủ tới công luận và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ kết quả.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông cũng thẳng thắn cho biết, hiện chưa thể xác định được thời gian thông cầu vì sự cố xảy ra với nhịp cầu rất lớn, là một kết cấu rất phức tạp. Hiện không chỉ có phía Việt Nam mà cả các chuyên gia nước ngoài cũng đánh giá đây là sự cố hy hữu, phải xem xét thận trọng.
Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông trả lời tại cuộc họp báo |
Vấn đề khác được báo chí đặt ra với lãnh đạo Bộ GTVT là về tính hợp pháp của việc thu giá ra, vào sân bay.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông cho biết, việc thu giá dịch vụ đường dẫn vào sân bay xuất phát từ quá trình lịch sử rất dài, đây không phải nội dung mới thu mà loại dịch vụ này được thu từ khi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) chưa cổ phần. Theo Thứ trưởng Đông, tất cả các cảng hàng không của Việt Nam đều xuất phát từ đầu tư của Nhà nước, Nhà nước quản lý, khai thác và thu phí.
Ông Đông cũng cho biết, ACV đã hoạt động theo mô hình cổ phần hoá 2 năm nay, có nhiều chuyển đổi trong thời gian qua về tài sản sau cổ phần hoá.
Vấn đề tính hợp pháp của việc thu phí, Thứ trưởng Bộ GTVT một lần nữa khẳng định, đó là do lịch sử để lại và có rất nhiều Luật chi phối, trong đó có Luật Hàng không. Luật này quy định giá dịch vụ hàng không và giá phi hàng không. Bên cạnh đó, việc này còn bị chi phối bởi các Luật khác như Luật giá, tất cả nội dung này tương đối phức tạp.
Thứ trưởng Đông cũng cho hay, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã chủ trì cuộc họp nghe Thanh tra Chính phủ báo cáo về việc này, mới đây Phó Thủ tướng cũng kết luận và chỉ đạo, đối với phí, giá dịch vụ có liên quan vào sân bay thì Bộ GTVT chủ trì phối hợp Bộ tài chính rà soát và báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018.
“Bộ GTVT đã chủ động phối hợp với Bộ tài chính, rà soát các khoản thu này để có báo cáo Chính phủ trước tháng 3/2018. Theo đó sẽ rà soát rõ cái nào thu chưa đúng, cái nào do lịch sử để lại thì phải báo cáo để có quyết định cuối cùng” - Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin.
Kết luận thanh tra AVG chậm do khó xác minh việc định giá Tại cuộc họp báo Chính phủ diễn ra tối ngày 2/2, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng giải đáp quan tâm của báo giới về tiến độ thanh tra vụ Mobifone mua kênh truyền hình AVG – một trong những vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo. Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, vụ AVG thể hiện sự quan tâm hết sức trách nhiệm của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vụ việc đã được Tổng Bí thư và các cơ quan giao cho Chính phủ, cụ thể là Thanh tra Chính phủ thanh tra làm rõ. “Tuy nhiên, đây là vụ việc rất khó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã làm việc nhiều với các cơ quan, đặc biệt là Thanh tra Chính phủ để đốc thúc hoàn thành kết luận thanh tra dể báo cáo Ban chỉ đạo, Bộ Chính trị cũng như Tổng Bí thư. Công việc đang hoàn thành nhưng chậm so với yêu cầu của Tổng Bí thư cũng như chỉ đạo của Thủ tướng” – người phát ngôn Chính phủ xác nhận. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin, hiện các cơ quan đang làm khâu xác minh liên quan đến việc định giá AVG, đến vấn đề xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan. Kết luận thanh tra AVG chậm do khó xác minh việc định giá Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng giải đáp quan tâm của báo giới về tiến độ thanh tra vụ Mobifone mua kênh truyền hình AVG – một trong những vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo. Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, vụ AVG thể hiện sự quan tâm hết sức trách nhiệm của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, đứng đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vụ việc đã được Tổng Bí thư và các cơ quan giao cho Chính phủ, cụ thể là Thanh tra Chính phủ thanh tra làm rõ. “Tuy nhiên, đây là vụ việc rất khó. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng như Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đã làm việc nhiều với các cơ quan, đặc biệt là Thanh tra Chính phủ, đốc thúc hoàn thành kết luận thanh tra để báo cáo Ban chỉ đạo, Bộ Chính trị cũng như Tổng Bí thư. Công việc đang hoàn thành nhưng chậm so với yêu cầu của Tổng Bí thư cũng như chỉ đạo của Thủ tướng” – người phát ngôn Chính phủ xác nhận. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ thông tin, hiện các cơ quan đang làm khâu xác minh liên quan đến việc định giá AVG, đến vấn đề xác định trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị liên quan.
|
Tác giả: P.Thảo
Nguồn tin: Báo Dân trí