Muốn đổi mới giáo dục cần nhanh chóng có chương trình sách giáo khoa mới
Trong buổi tọa đàm tham vấn chuyên gia về đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông diễn ra ngày 15/12 tại Hà Nội, các chuyên gia giáo dục đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Dưới góc độ quản lý từ cơ sở, Hiệu trưởng Trường Marie Curie - ông Nguyễn Xuân Khang chia sẻ: “Nói đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một cuộc cách mạng tôi thấy mênh mông, chơi vơi quá”.
Bởi nhiều nội dung đặt mục tiêu quá cao, mang tính mơ ước thì sẽ không thể đạt được.
Ông Khang nêu ví dụ, đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, mới đây Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phải thừa nhận trước Quốc hội rằng: “Không đạt mục tiêu”.
Ông cho rằng, Bộ cần tập trung đổi mới một số nội dung trước như: chương trình sách giáo khoa để giáo viên có cơ sở dạy học. Còn đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất muốn đổi mới phải có thời gian.
“Tôi không nghĩ từ nay đến năm 2020 chúng ta sẽ giải quyết được những vấn đề lớn của giáo dục mà chỉ phấn đấu giải quyết những vấn đề cốt lõi.
Không phải do trí tuệ của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục kém mà do điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục ở nước ta trên thực tế rất yếu kém, trong khi nhu cầu học của người dân Việt Nam lại rất cao”.
Do vậy, để giải quyết được những vấn đề cốt lõi và bức thiết nhất của giáo dục thì cần phải đổi mới điều kiện giáo dục.
Bên cạnh đó, thay đổi phương pháp dạy và học theo định hướng tập trung phát triển con người, năng lực cá nhân thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn.
Chúng ta đang dạy học sinh quá nhiều môn
Đánh giá cụ thể về từng bậc học, PGS. Trần Thị Tâm Đan khẳng định: Tư duy quản lý giáo dục mầm non phải khác giáo dục phổ thông.
Trừ 3 môn công cụ Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ thì cần được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ. Môn giáo dục thể chất sẽ được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn.
Phương án này có thể sẽ khiến một số nhà quản lý băn khoăn rằng: Trong một học kỳ, những giáo viên không có giờ dạy ở lớp 10 thì sẽ làm gì?
Giải đáp điều này, GS.Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Thắc mắc này xuất phát từ nề nếp phân công giáo viên theo khối lớp: giáo viên lớp 10 thì chỉ dạy lớp 10.
Nhưng chúng ta có thể thay đổi cách phân công này bởi các thầy cô được đào tạo ở trường sư phạm ra hoàn toàn có thể dạy cả 3 lớp 10, 11 và 12”.
Còn từ lớp 11 trở đi, học sinh cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
“Theo tính toán của chúng tôi, mỗi học sinh chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường, sở thích của mình” – GS.Thuyết cho biết.
Với 5 môn tự chọn, những học sinh không dự thi hoặc không thi đỗ đại học, cao đẳng vẫn có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và tìm cho mình một công việc phù hợp.
GS.Thuyết nêu minh chứng, những học sinh có khiếu về mỹ thuật hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, đồ họa…
Trong buổi tọa đàm tham vấn chuyên gia về đổi mới căn bản toàn diện trong giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông diễn ra ngày 15/12 tại Hà Nội, các chuyên gia giáo dục đóng góp nhiều ý kiến quan trọng cho lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
Dưới góc độ quản lý từ cơ sở, Hiệu trưởng Trường Marie Curie - ông Nguyễn Xuân Khang chia sẻ: “Nói đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục là một cuộc cách mạng tôi thấy mênh mông, chơi vơi quá”.
Bởi nhiều nội dung đặt mục tiêu quá cao, mang tính mơ ước thì sẽ không thể đạt được.
Ông Khang nêu ví dụ, đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020, mới đây Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phải thừa nhận trước Quốc hội rằng: “Không đạt mục tiêu”.
Ông cho rằng, Bộ cần tập trung đổi mới một số nội dung trước như: chương trình sách giáo khoa để giáo viên có cơ sở dạy học. Còn đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất muốn đổi mới phải có thời gian.
Học sinh Việt Nam học một lúc 14 môn thì “còn gì là người” (Ảnh: giaoduc.net.vn)
Trong khi đó, PGS.TS Trần Thị Tâm Đan - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội trăn trở: “Tôi không nghĩ từ nay đến năm 2020 chúng ta sẽ giải quyết được những vấn đề lớn của giáo dục mà chỉ phấn đấu giải quyết những vấn đề cốt lõi.
Không phải do trí tuệ của cán bộ, giáo viên ngành giáo dục kém mà do điều kiện để thực hiện hoạt động giáo dục ở nước ta trên thực tế rất yếu kém, trong khi nhu cầu học của người dân Việt Nam lại rất cao”.
Do vậy, để giải quyết được những vấn đề cốt lõi và bức thiết nhất của giáo dục thì cần phải đổi mới điều kiện giáo dục.
Bên cạnh đó, thay đổi phương pháp dạy và học theo định hướng tập trung phát triển con người, năng lực cá nhân thông qua các hoạt động trải nghiệm thực tiễn.
Chúng ta đang dạy học sinh quá nhiều môn
Đánh giá cụ thể về từng bậc học, PGS. Trần Thị Tâm Đan khẳng định: Tư duy quản lý giáo dục mầm non phải khác giáo dục phổ thông.
Giáo dục mầm non không phải là dạy học mà phải được phát triển hài hòa cả thể chất và tinh thần. Tất cả trẻ em đều được chăm sóc, bảo vệ, chăm sóc theo phương pháp khoa học.
Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT cần có nghiên cứu triệt để, Nhà nước nắm đào tạo giáo viên, đa dạng hóa các loại hình, đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống trường tư thục. Như vậy hệ thống giáo dục mầm non mới được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu học của trẻ.
Đề cập tới dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, PGS. Đan bày tỏ băn khoăn khi cấp THPT yêu cầu học sinh phải học cả bắt buộc và tự chọn tới 7 môn là hơi nhiều.
Thông thường chương trình của các nước tiên tiến thường để học sinh tự chọn 5 môn, những năm cuối nên đào tạo sâu một số môn mà học sinh sẽ chọn nghề. Ví dụ như khối khoa học cơ bản, khối kinh tế, khối kỹ thuật, khối văn hóa nghệ thuật.
Để giảm bớt môn học bắt buộc, PGS.Tâm Đan đề xuất: Ví dụ môn học về đạo đức nên kết thúc ở lớp 11 để đến lớp 12 học sinh chỉ chuyên tâm vào việc học các môn chuyên ngành cho đào tạo nghề sau này.
Minh chứng cho việc học sinh đang phải học quá nhiều, GS.Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Đại biểu Quốc hội nêu: “Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong nhiều lần phát biểu ở các hội thảo khác nhau đều “kêu” là: Chúng ta dạy học sinh nhiều môn quá.
Trong khi ở các nước phát triển, học sinh cấp THPT chỉ học khoảng 4-5 môn còn học sinh của ta hiện nay phải học 14 môn thì “còn gì là người”.
Với số lượng môn học nhiều như vậy, học sinh học gì cũng lớt chớt, không thể đi sâu để chuẩn bị tiếp cận nghề nghiệp”.
Chính vì vậy, GS.Thuyết kiến nghị, nên lấy lớp 10 làm dự hướng, lớp 11 và 12 để học sinh tự chọn môn học.
Chính vì vậy, Bộ GD&ĐT cần có nghiên cứu triệt để, Nhà nước nắm đào tạo giáo viên, đa dạng hóa các loại hình, đẩy mạnh việc mở rộng hệ thống trường tư thục. Như vậy hệ thống giáo dục mầm non mới được đảm bảo, đáp ứng nhu cầu học của trẻ.
Đề cập tới dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, PGS. Đan bày tỏ băn khoăn khi cấp THPT yêu cầu học sinh phải học cả bắt buộc và tự chọn tới 7 môn là hơi nhiều.
Thông thường chương trình của các nước tiên tiến thường để học sinh tự chọn 5 môn, những năm cuối nên đào tạo sâu một số môn mà học sinh sẽ chọn nghề. Ví dụ như khối khoa học cơ bản, khối kinh tế, khối kỹ thuật, khối văn hóa nghệ thuật.
Để giảm bớt môn học bắt buộc, PGS.Tâm Đan đề xuất: Ví dụ môn học về đạo đức nên kết thúc ở lớp 11 để đến lớp 12 học sinh chỉ chuyên tâm vào việc học các môn chuyên ngành cho đào tạo nghề sau này.
Minh chứng cho việc học sinh đang phải học quá nhiều, GS.Nguyễn Minh Thuyết – nguyên Đại biểu Quốc hội nêu: “Giáo sư Nguyễn Lân Dũng trong nhiều lần phát biểu ở các hội thảo khác nhau đều “kêu” là: Chúng ta dạy học sinh nhiều môn quá.
Trong khi ở các nước phát triển, học sinh cấp THPT chỉ học khoảng 4-5 môn còn học sinh của ta hiện nay phải học 14 môn thì “còn gì là người”.
Với số lượng môn học nhiều như vậy, học sinh học gì cũng lớt chớt, không thể đi sâu để chuẩn bị tiếp cận nghề nghiệp”.
Chính vì vậy, GS.Thuyết kiến nghị, nên lấy lớp 10 làm dự hướng, lớp 11 và 12 để học sinh tự chọn môn học.
GS.Nguyễn Minh Thuyết nêu ý kiến tại buổi tọa đàm ngày 15/12 (Ảnh: Xuân Trung)
Cụ thể ở lớp 10, học sinh học 13 môn, mỗi học kỳ chỉ học 6 hoặc 7 môn. Học sinh vẫn được học đủ các môn với nội dung hướng nghiệp của từng môn trong chương trình hiện hành. Trừ 3 môn công cụ Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ thì cần được dạy suốt năm học, các môn còn lại mỗi môn chỉ được bố trí trong một học kỳ. Môn giáo dục thể chất sẽ được tổ chức dưới hình thức các câu lạc bộ thể thao tự chọn.
Phương án này có thể sẽ khiến một số nhà quản lý băn khoăn rằng: Trong một học kỳ, những giáo viên không có giờ dạy ở lớp 10 thì sẽ làm gì?
Giải đáp điều này, GS.Nguyễn Minh Thuyết cho rằng: “Thắc mắc này xuất phát từ nề nếp phân công giáo viên theo khối lớp: giáo viên lớp 10 thì chỉ dạy lớp 10.
Nhưng chúng ta có thể thay đổi cách phân công này bởi các thầy cô được đào tạo ở trường sư phạm ra hoàn toàn có thể dạy cả 3 lớp 10, 11 và 12”.
Còn từ lớp 11 trở đi, học sinh cần được tập trung vào các môn học chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
“Theo tính toán của chúng tôi, mỗi học sinh chỉ cần chọn khoảng 5 môn học. Bên cạnh những môn cần cho nghề nghiệp tương lai, các em có thể chọn thêm những môn phù hợp với sở trường, sở thích của mình” – GS.Thuyết cho biết.
Với 5 môn tự chọn, những học sinh không dự thi hoặc không thi đỗ đại học, cao đẳng vẫn có thể nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống và tìm cho mình một công việc phù hợp.
GS.Thuyết nêu minh chứng, những học sinh có khiếu về mỹ thuật hoàn toàn có thể tự khởi nghiệp trong lĩnh vực thời trang, đồ họa…
Tác giả bài viết: Thùy Linh
Nguồn tin: