►Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?
LTS: Ngày 27/5/2016, Báo điện tử giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?” của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết.
Là một chuyên viên của Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), ông Hoàng Mai Lê cảm ơn thiện chí của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết dành cho giáo dục Tiểu học.
Với tinh thần cầu thị của một chuyên viên sau khi lắng nghe và đọc kỹ bài viết của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, ông Hoàng Mai Lê có trao đổi thêm 2 ý kiến liên quan đến vấn đề khen thưởng học sinh và điều làm cha mẹ học sinh lo lắng mà GS. TS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ra trong bài viết trên.
Để rộng đường dư luận và tôn trọng tranh luận khách quan, khoa học, Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả toàn bộ ý kiến này.
Thứ nhất, về vấn đề khen thưởng học sinh
1. Trước đây, việc khen thưởng thường tập trung vào những học sinh đạt được kết quả cao trong học tập, rèn luyện nên phải (và chỉ) dựa vào kết quả phân loại, xếp hạng học sinh (học sinh giỏi; học sinh tiên tiến).
Việc khen thưởng như vậy tuy có tác dụng động viên học sinh nhưng chưa công bằng đối với những học sinh vì khó khăn khách quan hoặc chủ quan nào đó, không thể tránh được nên mặc dù đã rất cố gắng nhưng chưa thể đạt kết quả cao.
Theo Thông tư 30, việc khen thưởng còn tập trung cho các học sinh có nhiều cố gắng, có nhiều tiến bộ, có nhiều đóng góp cho tập thể, được tập thể thừa nhận, không nhất thiết phải đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.
LTS: Ngày 27/5/2016, Báo điện tử giáo dục Việt Nam đăng tải bài viết “Bộ Giáo dục nghĩ gì khi học sinh lười học, giáo viên áp lực, phụ huynh lo lắng?” của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết.
Là một chuyên viên của Vụ giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), ông Hoàng Mai Lê cảm ơn thiện chí của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết dành cho giáo dục Tiểu học.
Với tinh thần cầu thị của một chuyên viên sau khi lắng nghe và đọc kỹ bài viết của GS. TS Nguyễn Minh Thuyết, ông Hoàng Mai Lê có trao đổi thêm 2 ý kiến liên quan đến vấn đề khen thưởng học sinh và điều làm cha mẹ học sinh lo lắng mà GS. TS Nguyễn Minh Thuyết đã nêu ra trong bài viết trên.
Để rộng đường dư luận và tôn trọng tranh luận khách quan, khoa học, Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả toàn bộ ý kiến này.
Thứ nhất, về vấn đề khen thưởng học sinh
1. Trước đây, việc khen thưởng thường tập trung vào những học sinh đạt được kết quả cao trong học tập, rèn luyện nên phải (và chỉ) dựa vào kết quả phân loại, xếp hạng học sinh (học sinh giỏi; học sinh tiên tiến).
Việc khen thưởng như vậy tuy có tác dụng động viên học sinh nhưng chưa công bằng đối với những học sinh vì khó khăn khách quan hoặc chủ quan nào đó, không thể tránh được nên mặc dù đã rất cố gắng nhưng chưa thể đạt kết quả cao.
Theo Thông tư 30, việc khen thưởng còn tập trung cho các học sinh có nhiều cố gắng, có nhiều tiến bộ, có nhiều đóng góp cho tập thể, được tập thể thừa nhận, không nhất thiết phải đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.
Theo Thông tư 30, học sinh trong lớp bình bầu từng bạn hoặc danh sách các bạn cùng đạt “danh hiệu” nào đó. (Ảnh: vietnamnet.vn)
2. Thông tư 30 quy định: “Cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá trở lên, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Nội dung, số lượng học sinh được khen thưởng, tuyên dương do hiệu trưởng quyết định”.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm tổ chức cho tập thể học sinh giới thiệu và bình bầu những học sinh được khen thưởng, có thể mời đại diện cha mẹ học sinh tham dự.
Giáo viên chủ nhiệm có thể gợi ý để học sinh giới thiệu các bạn đạt “thành tích nổi bật” hay “tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá”, đạt “thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác”... của học sinh.
Học sinh trong lớp bình bầu từng bạn hoặc danh sách các bạn cùng đạt “danh hiệu” nào đó. Giáo viên lập danh sách báo cáo hiệu trưởng. Hình thức khen thưởng rất linh hoạt, có thể khen bằng hình thức tuyên dương trước lớp, trước toàn trường hoặc tặng giấy khen cho học sinh.
3. Theo Thông tư 30, một học sinh được khen thưởng thì phải được các bạn trong lớp giới thiệu, bình bầu, tôn vinh.
Nội dung hoặc “danh hiệu” khen thưởng do hiệu trưởng quy định dựa trên những “thành tích nổi bật” hay “tiến bộ vượt bậc về một trong ba nội dung đánh giá”, “thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác” của học sinh, chẳng hạn như:
- Khen thưởng về thành tích trong học tập: Hoàn thành tốt nội dung học tập các môn học; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Toán; Hoàn thành tốt nội dung học tập môn Khoa học và môn Âm nhạc; Có tiến bộ vượt bậc trong học tập môn Tiếng Việt; Có sáng tạo, say mê học tập môn Mĩ thuật;…;
- Khen thưởng về thành tích cống hiến, có tiến bộ: Có tiến bộ vượt bậc trong giao tiếp; Có thành tích nổi bật khi tham gia các hoạt động của lớp, trường; Có ý thức và trách nhiệm cao về tự phục vụ và tự quản; Luôn nhiệt tình giúp đỡ bạn trong học tập; …
Như vậy, cuối học kì I và cuối năm học, giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn học sinh bình bầu những học sinh đạt thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc trong học tập, rèn luyện, đạt thành tích nổi bật trong các phong trào thi đua hoặc thành tích đột xuất khác; tham khảo ý kiến cha mẹ học sinh; tổng hợp và lập danh sách đề nghị hiệu trưởng tặng giấy khen hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng.
Như vậy, những học sinh trong quá trình học tập có sự tiến bộ, giúp đỡ bạn được nhiều, có uy tín với bạn bè… sẽ vẫn được khen thưởng.
4. Để khách quan hóa việc khen thưởng và tạo ra môi trường dân chủ, công khai, thân thiện đối với việc khen thưởng học sinh thì giáo viên cần hướng dẫn học sinh tham gia bình bầu khen thưởng.
Như vậy, kết quả khen thưởng mà học sinh đạt được cần được sự thừa nhận của bạn bè, giáo viên (có thể tham khảo ý kiến của cha mẹ học sinh) và phù hợp điều kiện cụ thể của nhà trường.
Việc học sinh được bình bầu khen thưởng cũng đảm bảo quan điểm giáo dục vì sự phát triển toàn diện của học sinh, tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường để phát huy năng lực của bản mỗi cá nhân học sinh.
5. Về cách viết giấy khen thì có thể có mẫu chung giấy khen học sinh tiểu học trong toàn quốc. Ghi trong giấy khen do giáo viên chủ nhiệm ghi cụ thể nội dung (“danh hiệu”) được khen thành tích nổi bật về môn học nào hay năng lực, phẩm chất gì, đóng góp gì cho tập thể, sự tiến bộ vượt bậc về nội dung nào trong ba nội dung đánh giá của từng học sinh.
Việc ghi “danh hiệu” của học sinh vào giấy khen như thế nào do giáo viên chủ nhiệm và Hiệu trưởng quyết định, không áp dụng theo khuôn mẫu có sẵn, không thể có mẫu chung cho tất cả học sinh trong toàn quốc.
6. Tùy theo năng lực nổi trội và cố gắng tích cực của từng học sinh đối với từng mặt, từng hoạt động mà học sinh được khen thưởng. Số lượng học sinh được khen thưởng tùy thuộc vào từng lớp, từng trường.
Cùng với những danh hiệu, nhà trường, giáo viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh, có thể kết hợp với các tổ chức xã hội, doanh nghiệp để có những phần thưởng ý nghĩa kèm theo (vở, truyện, bút…) để động viên, khuyến khích , giúp các em tự tin, chủ động, sáng tạo hơn trong cuộc sống.
Nếu có phần thưởng thì nên là tất cả học sinh được khen đều được thưởng như nhau, không tạo ra sự phân biệt, so sánh về phần thưởng đối với học sinh.
Thứ hai, về vấn đề “làm cha mẹ học sinh lo lắng”
1. Cá nhân tôi chưa thực sự đồng ý với nhận xét của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết trong bài báo rằng: “Tuy nhiên, bản thân Thông tư không quy định cha mẹ học sinh tham gia đánh giá những mặt nào, đánh giá bằng điểm hay bằng nhận xét, có ghi sổ hay chỉ đánh giá miệng, gửi kết quả đánh giá cho ai, cách kết hợp với đánh giá của giáo viên và của con mình như thế nào?”.
Xin phép được trích khoản 4 Điều 7 trong Thông tư 30 là: “Cha mẹ học sinh được khuyến khích phối hợp với giáo viên và nhà trường động viên, giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện; được giáo viên hướng dẫn cách thức quan sát, động viên các hoạt động của học sinh hoặc cùng học sinh tham gia các hoạt động; trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư”.
Còn về “Chính vì vậy, từ khi Thông tư ra đời đến nay, gần như chưa có trường nào tổ chức được cho cha mẹ học sinh đánh giá con mình” thì tôi thực sự không biết là GS.TS Nguyễn Minh Thuyết đã hỏi được bao nhiêu trường trên tổng số gần 16 nghìn trường tiểu học?
Và chẳng nhẽ gần như tất cả các nhà trường tiểu học, các giáo viên chủ nhiệm các lớp tiểu học trên đất nước Việt Nam này trong một năm học không hề trao đổi, liên lạc với cha mẹ học sinh để trao đổi, phối hợp nhận xét, đánh giá, giáo dục học sinh?
Trong bài “Không nên so sánh học sinh này với học sinh khác” của cô giáo Đinh Thị Minh Huyền, công tác tại trường Tiểu học Sơn Thành, huyện Nho Quan tỉnh Ninh Bình, đăng trên Báo điện tử giáo dục Việt Nam ngày 29/5/2016 đã có đăng cả phiếu đánh giá của cha mẹ học sinh năm học 2014-2015!
Trong bài “Vui vì... phiếu đánh giá” của tác giả Bình Yên đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 04/3/2015 cũng đề cập đến Phiếu đánh giá của cha mẹ học sinh ở Đồng Nai.
2. Đánh giá học sinh Tiểu học theo Thông tư 30 sẽ giúp cha mẹ học sinh biết được rõ hơn khả năng học tập của con em mình vì:
Thực hiện Thông tư 30, đánh giá thường xuyên không dùng điểm số mà tập trung vào nhận xét, tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ để học sinh vượt qua khó khăn trong học tập hoặc phát huy khả năng của mình; giáo viên khuyến khích và hướng dẫn học sinh tự đánh giá, nhờ đó học sinh tự biết được khả năng của mình để trao đổi với cha mẹ học sinh.
Nếu gia đình quan tâm đến thông tin từ giáo viên và từ con em mình thì sẽ có căn cứ để giúp con em mình tiến bộ.
Ví dụ: nếu học sinh trò chuyện với cha mẹ: “Hôm nay, con được cô khen đọc bài tốt; cô nhận xét là: đọc to, rõ ràng, lưu loát, phù hợp với nội dung bài đọc”... thì cha mẹ nên lựa lời để động viên con; hoặc: “Cô nói con đọc còn chưa đúng ở một số tiếng có chứa phụ âm đầu l hoặc n…” thì cha mẹ học sinh nên tìm ra cách phối hợp với giáo viên rèn cho học sinh đọc đúng hơn.
Để nắm được rõ việc học của con, hàng ngày cha mẹ học sinh có thể trao đổi, hỏi con hôm nay con học được những gì ở lớp; xem vở, phiếu học tập, các bài làm, lời nhận xét của giáo viên …; hoặc hỏi trực tiếp giáo viên về khả năng học tập của con mình…
Trước khi thực hiện Thông tư 30 cha mẹ học sinh có thể biết được khả năng học tập của con em mình qua điểm số nhưng điểm số không thể phản ánh đầy đủ những điều cần quan tâm, nhất là việc cần biết phải làm thế nào để con mình học tốt hơn, chưa nói đến việc điểm số chưa chắc đã phản ánh đúng khả năng của học sinh, vì điểm số còn phụ thuộc một số yếu tố có tính đột xuất như: tình trạng tâm lí, sức khoẻ của học sinh khi làm bài, tính trung thực khi làm bài,…
3. Học sinh có nhiều thời gian học tập, lao động, sinh hoạt ở nhà hàng ngày; gia đình có nhiều hơn hẳn nhà trường về giáo dục cá nhân học sinh.
Năng lực và phẩm chất của học sinh phát triển và thể hiện thông qua quá trình vận dụng các hiểu biết, tình cảm giải quyết các vấn đề ở gia đình là rất nhiều.
Vì vậy, rất cần sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc theo dõi, đánh giá học sinh thực hiện tốt phương châm kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Cha mẹ học sinh có thể tham gia đánh giá, hỗ trợ học sinh học tập thông qua các hoạt động:
- Trao đổi với học sinh về nội dung học tập ở lớp và ở nhà;
- Quan sát, theo dõi học sinh học tập;
- Học cùng học sinh;
- Trao đổi với giáo viên các nhận xét, đánh giá học sinh bằng các hình thức phù hợp, thuận tiện nhất như lời nói, viết thư,…
Để có thể phối hợp tốt giữa giáo viên và nhà trường với cha mẹ học sinh thì các bên đều phải chủ động, tận dụng các cơ hội để trao đổi, chia sẻ để cùng hiểu biết về hoàn cảnh gia đình, điều kiện sinh hoạt, học tập, tính cách của học sinh; các yêu cầu và nội dung, tiến độ, cách thức dạy học ở trường; cách thức quan sát, hỗ trợ,động viên con em học tập ở nhà,...
Cha mẹ học sinh có thể vào lớp (có sự thống nhất trước với giáo viên) để hiểu hơn cách học tập của con ở lớp và cùng thầy cô giáo quan sát, giúp đỡ học sinh học miễn là không ảnh hưởng gì đến hoạt động của lớp.
Trong lớp, cha mẹ học sinh cũng có thể hỗ trợ con học tập, giúp con vượt qua rào cản (ví dụ về ngôn ngữ đối với học sinh lớp 1 vùng có đông đồng bào dân tộc, miền núi).
Từ việc tham gia cùng con học tập ở lớp, về nhà, cha mẹ học sinh có thể hướng dẫn con em mình vận dụng trong cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn, sau khi học xong bài Các số 1, 2, 3 (Toán 1), về nhà, cha mẹ có thể hỏi học sinh:
- Hôm nay con học bài gì ? Con làm bài như thế nào? …;
- Nhà mình có mấy người ? Nhà mình có mấy con bò?…;
Cha mẹ học sinh hướng dẫn con đọc số đúng, làm bài cẩn thận…; trao đổi với giáo viên về tình hình học tập của con, ví dụ: Cháu rất hay nói chuyện với bố mẹ về học Toán ở lớp; Cháu vẫn đọc số còn ngọng; Cháu viết số 3 chưa được đẹp; Cháu hay viết ngược số, làm thế nào để sửa được?…
Tác giả bài viết: Hoàng Mai Lê