LTS: Trước số lượng giáo viên dư thừa hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương đào tạo lại những giáo viên thuộc diện dôi dư này để điều chuyển xuống dạy ở bậc tiểu học và mầm non.
Thầy giáo Thiên Ấn chia sẻ rằng đây là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục ở nhiều địa phương.
Tác giả cũng đưa ra giải pháp mà một số địa phương đang triển khai để giải quyết tình trạng trên.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Theo thống kê, cả nước hiện có 144 trường đào tạo ngành sư phạm, 13 trường chuyên đào tạo ngành sư phạm.
Dường như tỉnh nào cũng có trường đào tạo giáo viên từ bậc tiểu học đến bậc trung học cơ sở.
Có thể nói, nhiều năm nay, hàng trăm trường đào tạo giáo viên từ địa phương đến trung ương không ngừng mở rộng, phát triển về qui mô, số lượng và hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa).
Chính vì thế, số lượng sinh viên ngành sư phạm, có chứng chỉ sư phạm tốt nghiệp ra trường, có nhu cầu làm việc trong ngành giáo dục ngày càng đông.
Trong khi đó, nhiều địa phương, nhiều trường học bậc phổ thông đã vào tình trạng bão hòa và dư thừa giáo viên.
Số sinh viên sư phạm ra trường dư thừa, không xin được chỗ dạy đang gia tăng đáng kể.
Theo thông tin từ Bộ giáo dục và đào tạo thì hiện nay cả nước dư thừa khoảng 45.000 giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông nhưng lại thiếu khoảng 27.000 giáo viên bậc mầm non.
Thành phố Hồ Chí Minh từng là địa phương có nhu cầu lớn về tuyển giáo viên vào các trường công lập trong thời gian dài.
Tuy nhiên, vài năm nay thành phố này cũng đã dư thừa, không bố trí được hàng ngàn cử nhân ngành sư phạm.
Thầy giáo Thiên Ấn chia sẻ rằng đây là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục ở nhiều địa phương.
Tác giả cũng đưa ra giải pháp mà một số địa phương đang triển khai để giải quyết tình trạng trên.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Theo thống kê, cả nước hiện có 144 trường đào tạo ngành sư phạm, 13 trường chuyên đào tạo ngành sư phạm.
Dường như tỉnh nào cũng có trường đào tạo giáo viên từ bậc tiểu học đến bậc trung học cơ sở.
Có thể nói, nhiều năm nay, hàng trăm trường đào tạo giáo viên từ địa phương đến trung ương không ngừng mở rộng, phát triển về qui mô, số lượng và hình thức đào tạo (chính quy, tại chức, từ xa).
Chính vì thế, số lượng sinh viên ngành sư phạm, có chứng chỉ sư phạm tốt nghiệp ra trường, có nhu cầu làm việc trong ngành giáo dục ngày càng đông.
Trong khi đó, nhiều địa phương, nhiều trường học bậc phổ thông đã vào tình trạng bão hòa và dư thừa giáo viên.
Số sinh viên sư phạm ra trường dư thừa, không xin được chỗ dạy đang gia tăng đáng kể.
Theo thông tin từ Bộ giáo dục và đào tạo thì hiện nay cả nước dư thừa khoảng 45.000 giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông nhưng lại thiếu khoảng 27.000 giáo viên bậc mầm non.
Thành phố Hồ Chí Minh từng là địa phương có nhu cầu lớn về tuyển giáo viên vào các trường công lập trong thời gian dài.
Tuy nhiên, vài năm nay thành phố này cũng đã dư thừa, không bố trí được hàng ngàn cử nhân ngành sư phạm.
Hiện nay, các giáo viên thuộc diện dôi dư phải điều chuyển xuống dạy bậc học dưới. (Ảnh minh họa trên báo Tuoitre.vn)
Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Phú Yên cho biết, ba năm nay toàn tỉnh số giáo viên ra trường phải ở nhà chơi không lên đến 3.000 người.
Tỉnh Đăk Lăk chỉ tiêu tuyển giáo viên mới năm nay là 100 người nhưng sau thời gian thông báo, số giáo sinh nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển gần 3.000 người.
Từ năm học 2013-2014, Sở Giáo dục và Đào tạo Sóc Trăng có văn bản thông báo số lượng biên chế giáo viên của các trường theo qui định của ngành.
Đồng thời, công bố số lượng giáo viên thừa của các trường, yêu cầu hiệu trưởng các trường phải có hướng giải quyết.
Số lượng "thừa” khoảng 300 giáo viên bậc trung học phổ thông, khiến hàng trăm thầy cô giáo ở đây bất an.
Tại cuộc họp Hội đồng nhân dân tỉnh, địa phương Thừa Thiên-Huế, trong năm học 2014-2015 cũng ra chủ trương dừng tuyển dụng giáo viên bậc tiểu học và phổ thông trên địa bàn toàn tỉnh, do thừa giáo viên, số học sinh, số lớp giảm nhiều.
Các tỉnh như Quảng Ngãi, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa… cũng trong tình trạng dôi thừa khá lớn giáo viên.
Tình trạng dư thừa giáo viên đang trở thành bài toán nan giải, đau đầu đối với các nhà quản lý giáo dục ở nhiều địa phương.
Đào tạo ra tốn kém nhiều của gia đình và Nhà nước mà không được sử dụng đúng mục đích thì lãng phí nguồn nhân lực vô cùng.
Tôi từng gặp và tiếp xúc với nhiều em sinh viên học hành rất bài bản ra trường đã nhiều năm mà không tìm được chỗ dạy.
Các em hầu hết là con em lao động vùng thôn quê nghèo khó.
Các em thật tội nghiệp, năm nào cũng nộp hồ sơ xin việc lên Phòng giáo dục, Sở giáo dục, với hy vọng được xét tuyển nhưng nhiều năm qua có được đâu, khi lên lần nào họ cũng nói không có hoặc đã hết chỉ tiêu rồi.
Cơ hội của các em để có chỗ dạy ở quê nhà càng thu hẹp, nhỏ dần, khi mỗi năm số lượng sinh viên ra trường càng đông, khi qui mô, số lượng trường lớp, học sinh ở nhiều nơi đã đi vào ổn định, có xu hướng ít dần học sinh do thực hiện kế hoạch gia đình nhiều năm nay.
Bây giờ, xin được chỗ dạy, nơi gần nhà, có điều kiện không hề dễ dàng gì. Không thuộc diện “bốn C” (con ông cháu cha) thì phải có tiền và biết chỗ để lo lọt, chạy chọt.
Có nơi phải tốn cả trăm vé (trăm triệu đồng) mà chưa chắc xuất được nhận vào dạy.
Ngành giáo dục của ta cũng như nhiều ngành nghề khác của Nhà nước, dường như có vào mà không có ra, nghĩa là không cạnh tranh, không có sa thải, cho dù người đó làm không được, dạy không xong.
Trường học lâu nay là một qui trình khép kín, nên những sinh viên có năng lực, giỏi giang ít có cơ hội để có chỗ dạy...
Nhiều trường phổ thông hiện nay, số giáo viên dạy không đủ tiết chuẩn khá nhiều, phải điều động làm những việc không đúng chuyên môn trong nhà trường.
Theo qui định, mỗi tuần giáo viên trung học cơ sở và trung học phổ thông phải giảng dạy và kiêm nhiệm 17-19 tiết.
Nhưng thực tế hiện nay, hầu hết giáo viên trường đồng bằng, thành phố từ Nam chí Bắc, không đạt chuẩn này, thậm chí có trường, có giáo viên chỉ dạy 5 đến 7 tiết/ tuần mà thôi.
Việc này thực sự gây lãng phí lớn nguồn nhân lực và kinh phí Nhà nước. Giáo viên thất nghiệp biết làm gì bây giờ?
Trong khi đó, tỉnh nào cũng có trường trung cấp sư phạm (đào tạo giáo viên cấp tiểu học), trường cao đẳng sư phạm (đào tạo giáo viên bậc trung học cơ sở).
Ở mỗi khu vực có đến mấy trường đại học sư phạm, những trường tổng hợp lâu nay cũng đào tạo luôn giáo viên bậc trung học phổ thông, với nhiều hình thức đào tạo khác nhau.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm sau của các trường sư phạm thường bằng hoặc cao hơn chỉ tiêu tuyển sinh năm trước.
Dường như việc đào tạo giáo sinh của các trường sư phạm diễn ra độc lập, ít hoặc không có mối liên hệ gì đến nhu cầu thực tế đang cần ở cơ sở giáo dục.
Nhu cầu cần giáo viên ở trường lớp càng mỗi năm ít dần, trong lúc đó số lượng giáo sinh tốt nghiệp, ra trường lại không giảm theo tỉ lệ tương ứng.
Trước thực trạng nhức nhối này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có một số biện pháp để hạn chế tình trạng dư thừa giáo viên.
Theo đó, các trường ngoài sư phạm không được đào tạo và cấp chứng chỉ sư phạm.
Thực hiện giảm chỉ tiêu các trường sư phạm, không đào tạo và tiếp nhận giáo viên theo hệ từ xa nữa.
Nhà nước, ngành giáo dục, cấp quản lí lãnh đạo phải tạo điều kiện thuận lợi nhất để thầy cô yên tâm với nghề dạy học, một nghề mà bấy lâu nay được xã hội chúng ta tôn vinh là “nghề cao quí nhất trong những nghề cao quí", để thầy cô được cống hiến thật nhiều cho nghề nghiệp mình đã chọn.
Trong bối cảnh, nhiều địa phương dôi thừa giáo viên như hiện nay thì phải có hàng loạt chính sách linh động, hợp lí.
Đó là cho số giáo viên nghỉ hưu trước tuổi, thay vào đó là lớp, thế hệ giáo sinh trẻ đang thất nghiệp, chờ việc ở nhà.
Nếu cần thiết giãn số lớp ra, thay vì 45 em trên một lớp thì nay mỗi lớp chỉ cần 30-35 em là được, ít học sinh càng dễ dạy, chất lượng tốt hơn.
Đó là giảm số tiết chuẩn của giáo viên xuống, từ 17 tiết xuống còn 14, từ 19 tiết xuống còn 16 tiết, sẽ góp phần giải quyết được lượng dư thừa đồng thời giáo viên có thời gian đầu tư cho chất lượng dạy nhiều hơn.
Chỉ tiêu tuyển sinh của trường sư phạm nên ở mức thấp nhất, bám sát lấy nhu cầu thực tế theo từng giai đoạn, không ham dàn trải trên từng tỉnh thành mà gom một số trường sư phạm lại, để đầu tư, đào tạo tốt hơn.
Đó là các nhà trường, Phòng và Sở Giáo dục và Đào tạo cần triển khai đầy đủ, nghiêm túc chuẩn đánh giá nghề nghiệp giáo viên (Bộ Giáo dục đã ban hành) trong thực tế.
Theo đó, nên sàng lọc bớt số giáo viên không đạt yêu cầu ra khỏi biên chế vừa để giảm bớt gánh nặng về ngân sách vừa tăng cường ý thức, trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo đối với công việc.
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có chỉ thị gửi các địa phương chấn chỉnh về việc đào tạo, bồi dưỡng và sẽ điều chuyển hàng trăm ngàn giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông xuống dạy bậc mầm non đang còn thiếu người.
Câu chuyện sắp xếp, điều chuyển giáo viên cũng vô cùng khó khăn, phức tạp.
Hầu hết giáo viên đều muốn ổn định, không phải chuyển đi trường khác, càng không muốn chuyển xuống dạy bậc mầm non vì đối tượng, cách dạy rất khác, vì phải đi đào tạo, bồi dưỡng lại một thời gian dài.
Lãnh đạo nhà trường luôn có tư tưởng muốn giữ lại những thầy cô giáo tốt, được việc cho mình.
Những trường nơi đến thường nhận được những giáo viên “hạng hai”. Bản thân giáo viên được điều chuyển có cảm giác bị “bỏ rơi”, coi thường…
Nếu nơi nào làm không tốt, thiếu công tâm, khách quan, công khai, minh bạch thì dễ nảy sinh nhiều rắc rối, mâu thuẫn, nghi kị, thậm chí khiếu kiện kéo dài.
Tác giả bài viết: Thiên Ấn
Nguồn tin: