Báo Nhà báo & Công luận đã liên tục phản ánh về vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại Đồng Hới (Quảng Bình). Cụ thể: Vào tối ngày 23/9/2017, tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới đã xảy ra vụ tai nạn giao thông rất nghiêm trọng. Nạn nhân là anh Ngô Huyền Trung Thiết bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng đến 98% (gần như sống thực vật).
Sau khi tập trung đưa nạn nhân Ngô Huyền Trung Thiết đi cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, đến ngày 26/9/2017, gia đình nạn nhân có đơn tố giác tội phạm. Nội dung đơn chỉ rõ 2 đối tượng gây tai nạn là Đào Tý và Hoàng Viết Tuấn. Vụ tai nạn có nhiều nhân chứng trực tiếp.
Nạn nhân là anh Ngô Huyền Trung Thiết bị tổn hại sức khỏe nghiêm trọng đến 98% (gần như sống thực vật) |
Quá trình giải quyết đơn tố giác tội phạm và yêu cầu khởi tố, sau nhiều đơn thư yêu cầu, khiếu nại, đề nghị của phía gia đình bị hại và sau vài lần tổ chức cho hai bên hòa giải thương lượng, vào ngày 06/12/2018, tức gần 15 tháng sau đơn tố giác (26/9/2017) và hơn 6 tháng sau đơn yêu cầu khởi tố vụ án 1/6/2018), Cơ quan CSĐT Công an TP. Đồng Hới mới cho kết quả bước đầu là ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại của BLHS 1999 “Vi phạm quy định về điều khiển phương tiện Giao thông đường bộ”. Quyết định khởi tố vụ án được ban hành sau khi hai người bị tố cáo là Đào Tý và Hoàng Viết Tuấn đã “cao chạy xa bay” sang tận Hàn Quốc.
Và, tròn 9 tháng sau kể từ ngày ra Quyết định khởi tố, vào ngày 06/08/2019, Công an TP. Đồng Hới lại ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án với lý do “Thời hạn điều tra đã hết mà chưa xác định bị can”.
Thông báo tạm tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra công an TP. Đồng Hới với lý do “Thời hạn điều tra đã hết mà chưa xác định bị can” |
Phóng viên báo Nhà báo & Công Luận đã có buổi trao đổi nội dung vụ án với Luật sư Phạm Quang Vinh và Luật sư Phạm Văn Lượng - Văn phòng Luật sư Tùng Anh (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội).
Theo đó, Luật sư Lượng nêu quan điểm: Trước hết, nếu đánh giá về thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì ở đây cơ quan có thẩm quyền đã không làm đúng quy định. Không phải ngẫu nhiên mà khác với BLTTHS năm 2003, BLTTHS năm 2015 có tới 8 Điều quy định về quy trình giải quyết tố giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố (từ Điều 143 đến Điều 150). Việc quy định đầy đủ, chi tiết các điều luật tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, làm căn cứ để khởi tố hay không khởi tố vụ án hình sự một cách chính xác và hiệu quả.
Các quy định của BLTTHS nói trên được chi tiết hóa tại Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT- BCA-BQP-BTC-BNN&PTNTVKSNDTC. Theo khoản 1, khoản 2 Điều 147 BLTTHS 2015 và khoản 1, khoản 2 Điều 11 Thông tư liên tịch số 01/2017 thì: “Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định: a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự; b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự; c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.
Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.
Quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án hình sự của Cơ quan cảnh sát điều tra công an TP. Đồng Hới |
Như vậy, nếu tính cả thời gian gia hạn thì tổng thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là không quá 4 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Ở đây Cơ quan CSĐT Công an TP. Đồng Hới kéo dài thời gian lên đến gần 15 tháng (từ 26/9/2017 đến 06/12/2018), tức là vượt gần gấp 4 lần giới hạn của thời hạn mà pháp luật tố tụng hình sự đã quy định.
Trao đổi về việc Cơ quan CSĐT khởi tố vụ án khi 2 người bị tố giác gây tai nạn cho nạn nhân đã xuất cảnh ra nước ngoài, Luật sư Phạm Quang Vinh chia sẻ: “Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về biện pháp ngăn chặn “tạm hoãn xuất cảnh”. Đây là biện pháp ngăn chặn mới được bổ sung so với BLTTHS năm 2003. Điểm đặc biệt ở biện pháp ngăn chặn này so với các biện pháp ngăn chặn khác đó là có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo và còn được áp dụng đối với người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của các đối tượng này có dấu hiệu bỏ trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ. Đây là quy định tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan tiến hành tố tụng trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm khắc phục tình trạng người phạm tội xuất cảnh, bỏ trốn ra nước ngoài, nhất là các trường hợp đang trong giai
18/9/2021 Vụ TNGT tại Đồng Hới: Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Hới có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng
Thông báo số 4184/TB-CAT-PC01 do Đại tá Nguyễn Tiến Hoàng Anh, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình ký ngày 15/7/2021 về việc trả lời đơn kêu cứu |
Áp dụng vào vụ án tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng với thương tật hơn 98% cho nạn nhân mà dư luận đang bức xúc, thấy có nhiều vấn đề cần phải làm rõ trong việc không áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Đào Tý và Hoàng Viết Tuấn:
Thứ nhất: Vụ án tuy thuộc dạng án truy xét, nhưng theo nội dung tố giác, cũng như các thông tin tài liệu và nhân chứng thì đối tượng gây ra tai nạn đã rõ ràng, đã được nêu đích danh là Đào Tý và Hoàng Viết Tuấn.
Thứ hai: Phía nạn nhân đã gửi không ít đơn thư kêu cứu, khiếu nại, đề nghị – trong đó có nhiều đơn yêu cầu tạm hoãn xuất cảnh đối với Đào Tý và Hoàng Viết Tuấn.
Thứ ba: Tại sao lại có sự trùng hợp là cả hai người nằm trong diện bị tình nghi, bị tố giác lại cùng xuất cảnh.
Thứ tư: Thời gian để ra quyết định kéo quá dài, vi phạm nghiêm trọng về thời hạn theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự, dẫn đến quyết định khởi tố vụ án chỉ được ban hành sau khi kẻ tình nghi, bị yêu cầu khởi tố đã “cao bay xa chạy”, tạo ra tiền đề cho quyết định tạm đình chỉ điều tra vì quá thời hạn mà chưa làm rõ bị can”.
Anh Ngô Huyền Thao tiếp tục đội đơn kêu cứu, đơn đề nghị khẩn cầu đến nhiều cơ quan chức năng đề nghị làm rõ vì sao vụ TNGT gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với em trai mình |
Như vậy, nhìn từ góc độ pháp luật và quá trình giải quyết vụ án ở giai đoạn điều tra khởi tố có thể thấy là chưa theo đúng nguyên tắc “Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự” được quy định tại Điều 7 BLTTHS 2015: “Mọi hoạt động tố tụng hình sự phải được thực hiện theo quy định của Bộ luật này. Không được giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử ngoài những căn cứ và trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”; đồng thời nếu căn cứ vào quy định tại điểm o khoản 1 Điều 4: “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng là việc cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình khởi tố, 18/9/2021. Cơ quan CSĐT Công an TP Đồng Hới dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng điều tra, truy tố, xét xử không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định” thì có thể nói quá trình giải quyết vụ án của Cơ quan CSĐT của Công an TP. Đồng Hới có dấu hiệu vi phạm tố tụng nghiêm trọng” – Luật sư Phạm Quang Vinh kết luận.
Tác giả: Trần Phong
Nguồn tin: Báo Công luận