Ngày 23/3, TAND TP Vinh (Nghệ An) sẽ xét xử sơ thẩm vụ án dân sự “Tranh chấp nghĩa vụ bảo hành trong hợp đồng mua bán tài sản” giữa khách mua xe Mazda và Công ty ô tô Trường Hải Nghệ An (Thaco Nghệ An). Tuy nhiên, theo công bố, đến nay, kết quả kiểm tra nguyên nhân xe hỏng mới chỉ được đưa ra từ một phía - Thaco (bên bán hàng).
Để làm rõ những quyền lợi của khách hàng trong vụ án này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Hà Huy Phong (GĐ Công ty luật Inteco, Đoàn luật sư Hà Nội).
Theo luật sư, phiên tòa tới đây đã đủ cơ sở dữ liệu để xét xử phân thắng thua?
Hiện tại, tất cả thông tin liên quan đến vụ việc này mà tôi nắm được đều là thông qua báo chí. Tôi không được tiếp cận với tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án này. Vì vậy, tôi không có đủ cơ sở để kết luận phiên tòa tới đây đã đủ cơ sở dữ liệu để xét xử hay chưa.
Tuy nhiên, một trong những tài liệu mà theo tôi cần phải có để đảm bảo vụ án này được phán quyết khách quan, minh bạch là chứng thư giám định của bên thứ ba độc lập. Tôi cho rằng, nhiều khả năng các bên chưa có tài liệu này và cũng không thể có, vì đã quá lâu.
Trong trường hợp này, nếu chỉ bên Thaco Trường Hải kiểm tra, đã đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân xe hỏng để xét xử và tuyên án? Có cần phải có sự giám định của một bên thứ 3?
Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự, trong trường hợp nguyên đơn (anh Phan Văn Thông) thừa nhận hoặc không phản đối kết quả kiểm tra của bị đơn (Thaco) thì kết quả này sẽ được Tòa sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Trong trường hợp anh Thông không đồng ý với kết quả kiểm tra của Thaco và muốn có sự giám định của bên thứ ba, anh Thông có thể thực hiện quyền của mình: Yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định trong trường hợp đã đề nghị Tòa trưng cầu giám định nhưng Tòa từ chối. Quyền tự yêu cầu giám định phải được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Bên cạnh quyền yêu cầu của nguyên đơn, nếu xét thấy cần thiết, thẩm phán cũng có thể tự mình ra quyết định trưng cầu giám định.
Người giám định là một bên thứ ba khách quan không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Kết luận giám định sẽ được coi là chứng cứ để Tòa giải quyết vụ án. Đến nay, chưa thấy nguyên đơn và thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thực hiện quyền trưng cầu giám định/yêu cầu giám định của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như vụ án này, theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và BLTTDS, anh Thông (người tiêu dùng) không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của Thaco mà Thaco (tổ chức kinh doanh hàng hóa) có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.
Như vậy, vấn đề để giải quyết vụ án này nằm ở chỗ Thaco có thể chứng minh được là mình không có lỗi hay không.
Chi phí và các thủ tục giám định để đưa ra kết luận cuối cùng thuộc trách nhiệm của khách hàng hay của Thaco?
Như đã nói ở trên, anh Thông có quyền yêu cầu Tòa trưng cầu giám định hoặc tự yêu cầu giám định, Tòa cũng có quyền tự mình trưng cầu giám định.
Trong trường hợp anh Thông tự mình yêu cầu giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của anh Thông chỉ có căn cứ một phần thì anh Thông phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu đã được chứng minh là không có căn cứ.
Trong trường hợp Tòa án trưng cầu giám định theo yêu cầu của anh Thông thì anh Thông phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông chỉ có căn cứ một phần thì anh Thông phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu đã được chứng minh là không có căn cứ.
Trong trường hợp Thaco không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của anh Thông thì Thaco phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì Thaco phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
Trong trường hợp Tòa tự mình trưng cầu giám định mà không thuộc các trường hợp trên, Tòa án phải thanh toán chi phí giám định cho đơn vị giám định.
Nếu Thaco giám định thấy một số dấu hiệu trong máy (như đã trả lời khách hàng) mà kết luận rằng khách hàng để máy ngập nước và đó là lỗi của khách thì có đúng quy định? Thaco kết luận như vậy có đúng cơ sở khoa học hay chỉ là suy diễn? Biết đâu trước khi khách mua xe, máy đã bị như vậy?
Để đánh giá kết luận đó có cơ sở khoa học hay không phải do những người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết về lĩnh vực này đánh giá trên sau khi đã kiểm tra, giám định hiện vật. Để khách quan, cần có bên thứ 3.
Theo Luật Thương mại, trong trường hợp động cơ xe đã có sẵn những khiếm khuyết khi bán cho anh Thông thì Thaco phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết này trong thời hạn khiếu nại (do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành).
Hiện nay, xe đã hỏng được 1 năm. Nếu bây giờ tòa yêu cầu giám định của bên thứ 3, liệu có thể thực hiện được không, có đủ điều kiện và cơ sở để kết luận. Ai phải chịu chi phí cho việc này?
Hiện tại, Tòa vẫn có thể trưng cầu giám định để có được kết luận giám định của một bên thứ ba. Việc giám định tại thời điểm hiện tại – khi xe đã hỏng được 1 năm có đem lại kết quả hay không thuộc về phạm vi khoa học, kỹ thuật và phải đánh giá sau khi đã xem xét tình trạng hiện tại của xe.
Việc Thaco không mời bên thứ 3 mà tự kiểm tra và trả lời khách hàng, có đúng pháp luật và phù hợp nguyên tắc về kinh doanh thương mại?
Pháp luật về kinh doanh thương mại không quy định bắt buộc người bán hàng phải mời bên thứ ba kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều kiện bảo hành. Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng có chấp nhận kết quả giám định của bên bán hàng hay không. Nếu điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua xe giữa Thaco và anh Thông có quy định này thì Thaco đã vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, khi xảy ra các trường hợp có thể phát sinh tranh chấp như trường hợp này, để thể hiện sự uy tín, các đơn vị bán hàng nên chủ động mời bên thứ ba tiến hành giám định để đưa ra kết luận khách quan và có độ tin cậy cao đối với tất cả các bên.
Nếu bây giờ không thể giám định chiếc xe nữa, tòa phải xử theo nguyên tắc nào?
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Trong trường hợp này, nếu không thể giám định chiếc xe, Tòa sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ còn lại và kết quả tranh tụng tại phiên tòa sắp tới để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, theo tôi, để một vụ việc làm tâm điểm dư luận về khiếm khuyết của xe trong thời gian dài như vậy thể hiện việc chăm sóc khách hàng chưa tốt, không được đánh giá cao về mặt đạo đức kinh doanh.
Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời chúng tôi, luật sư Trịnh Anh Dũng (Văn phòng luật sư Trịnh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: Kết quả kiểm tra giám định của bị đơn chỉ là quan điểm của 1 bên trong vụ kiện, không đảm bảo tính khách quan nên nếu chưa có kết luận giám định của giám định viên, kết quả kiểm tra của bị đơn không được coi là căn cứ để tòa án quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án.
Trường hợp giám định viên không kết luận được máy của ô tô có bị ngập nước hay không và bị đơn không cung cấp được chứng cứ khách quan nào khác chứng minh máy của xe ô tô bị ngập nước, thì có khả năng toà án sẽ quyết định chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Tháng 4/2015, anh Phan Văn Thông (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) mua một chiếc xe ô tô Mazda BT50 tại chi nhánh Thaco ở miền Trung nhưng sử dụng không nhiều. Ngày 16/3/2016, trên đường từ Bình Định về Huế rồi đến Quảng Trị, xe của anh Thông bị hỏng và được đưa về xưởng của Mazda Quảng Trị. Sau khi kiểm tra trước sự chứng kiến của khách hàng, hãng xe thông báo cho anh Thông nguyên nhân khiến phương tiện gặp sự cố là do bị ngập nước. Hư hỏng này không thuộc chế độ bảo hành nhưng anh Thông không đồng ý với lời lý giải trên. Sau sự cố, hai bên đã nhiều lần làm việc nhưng không thống nhất được ý kiến, mỗi bên đều giữ nguyên quan điểm của mình.
Vì vậy, anh Thông đã tiến hành khởi kiện ra tòa án để giải quyết vụ việc. Ngày 23/3 tới, TAND TP Vinh sẽ xét xử vụ án dân sự vụ án này.
Để làm rõ những quyền lợi của khách hàng trong vụ án này, chúng tôi có cuộc trao đổi với Luật sư Hà Huy Phong (GĐ Công ty luật Inteco, Đoàn luật sư Hà Nội).
Theo luật sư, phiên tòa tới đây đã đủ cơ sở dữ liệu để xét xử phân thắng thua?
Hiện tại, tất cả thông tin liên quan đến vụ việc này mà tôi nắm được đều là thông qua báo chí. Tôi không được tiếp cận với tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án này. Vì vậy, tôi không có đủ cơ sở để kết luận phiên tòa tới đây đã đủ cơ sở dữ liệu để xét xử hay chưa.
Tuy nhiên, một trong những tài liệu mà theo tôi cần phải có để đảm bảo vụ án này được phán quyết khách quan, minh bạch là chứng thư giám định của bên thứ ba độc lập. Tôi cho rằng, nhiều khả năng các bên chưa có tài liệu này và cũng không thể có, vì đã quá lâu.
Trong trường hợp này, nếu chỉ bên Thaco Trường Hải kiểm tra, đã đủ cơ sở để kết luận nguyên nhân xe hỏng để xét xử và tuyên án? Có cần phải có sự giám định của một bên thứ 3?
Căn cứ Bộ luật Tố tụng Dân sự, trong trường hợp nguyên đơn (anh Phan Văn Thông) thừa nhận hoặc không phản đối kết quả kiểm tra của bị đơn (Thaco) thì kết quả này sẽ được Tòa sử dụng làm căn cứ để giải quyết vụ án.
Trong trường hợp anh Thông không đồng ý với kết quả kiểm tra của Thaco và muốn có sự giám định của bên thứ ba, anh Thông có thể thực hiện quyền của mình: Yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định trong trường hợp đã đề nghị Tòa trưng cầu giám định nhưng Tòa từ chối. Quyền tự yêu cầu giám định phải được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Bên cạnh quyền yêu cầu của nguyên đơn, nếu xét thấy cần thiết, thẩm phán cũng có thể tự mình ra quyết định trưng cầu giám định.
Người giám định là một bên thứ ba khách quan không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Kết luận giám định sẽ được coi là chứng cứ để Tòa giải quyết vụ án. Đến nay, chưa thấy nguyên đơn và thẩm phán được phân công giải quyết vụ án thực hiện quyền trưng cầu giám định/yêu cầu giám định của mình.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như vụ án này, theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và BLTTDS, anh Thông (người tiêu dùng) không có nghĩa vụ phải chứng minh lỗi của Thaco mà Thaco (tổ chức kinh doanh hàng hóa) có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.
Như vậy, vấn đề để giải quyết vụ án này nằm ở chỗ Thaco có thể chứng minh được là mình không có lỗi hay không.
Chi phí và các thủ tục giám định để đưa ra kết luận cuối cùng thuộc trách nhiệm của khách hàng hay của Thaco?
Như đã nói ở trên, anh Thông có quyền yêu cầu Tòa trưng cầu giám định hoặc tự yêu cầu giám định, Tòa cũng có quyền tự mình trưng cầu giám định.
Trong trường hợp anh Thông tự mình yêu cầu giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của anh Thông chỉ có căn cứ một phần thì anh Thông phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu đã được chứng minh là không có căn cứ.
Trong trường hợp Tòa án trưng cầu giám định theo yêu cầu của anh Thông thì anh Thông phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông chỉ có căn cứ một phần thì anh Thông phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu đã được chứng minh là không có căn cứ.
Trong trường hợp Thaco không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của anh Thông thì Thaco phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của anh Thông là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì Thaco phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
Trong trường hợp Tòa tự mình trưng cầu giám định mà không thuộc các trường hợp trên, Tòa án phải thanh toán chi phí giám định cho đơn vị giám định.
Nếu Thaco giám định thấy một số dấu hiệu trong máy (như đã trả lời khách hàng) mà kết luận rằng khách hàng để máy ngập nước và đó là lỗi của khách thì có đúng quy định? Thaco kết luận như vậy có đúng cơ sở khoa học hay chỉ là suy diễn? Biết đâu trước khi khách mua xe, máy đã bị như vậy?
Để đánh giá kết luận đó có cơ sở khoa học hay không phải do những người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết về lĩnh vực này đánh giá trên sau khi đã kiểm tra, giám định hiện vật. Để khách quan, cần có bên thứ 3.
Theo Luật Thương mại, trong trường hợp động cơ xe đã có sẵn những khiếm khuyết khi bán cho anh Thông thì Thaco phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết này trong thời hạn khiếu nại (do hai bên thỏa thuận, nếu không có thỏa thuận thì thời hạn khiếu nại là ba tháng kể từ ngày hết thời hạn bảo hành).
Hiện nay, xe đã hỏng được 1 năm. Nếu bây giờ tòa yêu cầu giám định của bên thứ 3, liệu có thể thực hiện được không, có đủ điều kiện và cơ sở để kết luận. Ai phải chịu chi phí cho việc này?
Hiện tại, Tòa vẫn có thể trưng cầu giám định để có được kết luận giám định của một bên thứ ba. Việc giám định tại thời điểm hiện tại – khi xe đã hỏng được 1 năm có đem lại kết quả hay không thuộc về phạm vi khoa học, kỹ thuật và phải đánh giá sau khi đã xem xét tình trạng hiện tại của xe.
Việc Thaco không mời bên thứ 3 mà tự kiểm tra và trả lời khách hàng, có đúng pháp luật và phù hợp nguyên tắc về kinh doanh thương mại?
Pháp luật về kinh doanh thương mại không quy định bắt buộc người bán hàng phải mời bên thứ ba kiểm tra để xác định nguyên nhân và điều kiện bảo hành. Tuy nhiên, điều quan trọng là khách hàng có chấp nhận kết quả giám định của bên bán hàng hay không. Nếu điều khoản bảo hành trong hợp đồng mua xe giữa Thaco và anh Thông có quy định này thì Thaco đã vi phạm hợp đồng.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm, khi xảy ra các trường hợp có thể phát sinh tranh chấp như trường hợp này, để thể hiện sự uy tín, các đơn vị bán hàng nên chủ động mời bên thứ ba tiến hành giám định để đưa ra kết luận khách quan và có độ tin cậy cao đối với tất cả các bên.
Nếu bây giờ không thể giám định chiếc xe nữa, tòa phải xử theo nguyên tắc nào?
Tòa án phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định đầy đủ, khách quan về các tình tiết của vụ án, những căn cứ pháp luật để chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu, đề nghị của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Trong trường hợp này, nếu không thể giám định chiếc xe, Tòa sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ còn lại và kết quả tranh tụng tại phiên tòa sắp tới để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, theo tôi, để một vụ việc làm tâm điểm dư luận về khiếm khuyết của xe trong thời gian dài như vậy thể hiện việc chăm sóc khách hàng chưa tốt, không được đánh giá cao về mặt đạo đức kinh doanh.
Xin cảm ơn luật sư!
Trả lời chúng tôi, luật sư Trịnh Anh Dũng (Văn phòng luật sư Trịnh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng: Kết quả kiểm tra giám định của bị đơn chỉ là quan điểm của 1 bên trong vụ kiện, không đảm bảo tính khách quan nên nếu chưa có kết luận giám định của giám định viên, kết quả kiểm tra của bị đơn không được coi là căn cứ để tòa án quyết định chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn trong vụ án.
Trường hợp giám định viên không kết luận được máy của ô tô có bị ngập nước hay không và bị đơn không cung cấp được chứng cứ khách quan nào khác chứng minh máy của xe ô tô bị ngập nước, thì có khả năng toà án sẽ quyết định chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn.
Tháng 4/2015, anh Phan Văn Thông (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) mua một chiếc xe ô tô Mazda BT50 tại chi nhánh Thaco ở miền Trung nhưng sử dụng không nhiều. Ngày 16/3/2016, trên đường từ Bình Định về Huế rồi đến Quảng Trị, xe của anh Thông bị hỏng và được đưa về xưởng của Mazda Quảng Trị. Sau khi kiểm tra trước sự chứng kiến của khách hàng, hãng xe thông báo cho anh Thông nguyên nhân khiến phương tiện gặp sự cố là do bị ngập nước. Hư hỏng này không thuộc chế độ bảo hành nhưng anh Thông không đồng ý với lời lý giải trên. Sau sự cố, hai bên đã nhiều lần làm việc nhưng không thống nhất được ý kiến, mỗi bên đều giữ nguyên quan điểm của mình.
Vì vậy, anh Thông đã tiến hành khởi kiện ra tòa án để giải quyết vụ việc. Ngày 23/3 tới, TAND TP Vinh sẽ xét xử vụ án dân sự vụ án này.
Tác giả bài viết: Ngọc Vân - Thái Bảo/Báo Tài nguyên và Môi trường