Timeshare hay sở hữu kỳ nghỉ đã có mặt tại Việt Nam vài năm nay nhưng vẫn còn là một khái niệm khá mới mẻ. Hiểu một cách đơn giản, mô hình này cung cấp quyền lưu trú cho người mua tại khu nghỉ dưỡng cao cấp (thường là các resort 4-5 sao) trong khoảng thời gian xác định hàng năm, ở một số năm nhất định, có thể trao đổi với những resort khác trong cùng chương trình.
Khách hàng có thể trao đổi kỳ nghỉ tại nhiều resort 4-5 sao. |
5 thập kỷ phát triển
Mô hình timeshare bắt nguồn từ ý tưởng chia sẻ quyền sử dụng máy tính của IBM. Khi đó, máy tính có chi phí vận hành đắt đỏ, vì vậy đơn vị này phân nhỏ thời gian sử dụng máy và chia sẻ với các công ty khác để tối ưu công suất, giảm thiểu chi phí. Sau này, ý tưởng “chia sẻ thời gian” được áp dụng trong lĩnh vực du lịch, xuất phát điểm là việc một số gia đình ở châu Âu đã cùng nhau chia sẻ một ngôi nhà chung trong khu nghỉ dưỡng để phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi hàng năm.
Do chi phí sở hữu một ngôi nhà trong khu nghỉ dưỡng khá đắt đỏ, phí bảo trì hàng năm cao trong khi thời gian sử dụng thực không đáng kể, các gia đình quen biết nhau nảy ra sáng kiến biến ngôi nhà thứ 2 trở thành tài sản chung, phân chia thời gian sử dụng theo nhu cầu của từng gia đình. Việc phân chia thời gian nghỉ theo mùa không cố định, có thể luân chuyển phù hợp nhu cầu vào năm kế tiếp. Nhờ đó, họ nâng cao tối đa hiệu suất sử dụng và giảm thiểu rất nhiều chi phí.
Hình thức hợp tác thông minh này mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các công ty du lịch và nhà phát triển bất động sản nghỉ dưỡng, tạo nên xu thế dịch vụ chia sẻ kỳ nghỉ, được gọi là timeshare như hiện nay. Manh nha từ năm 1960, mô hình này đã lan rộng ra toàn châu Âu trong một thời gian ngắn và xuất hiện tại Mỹ vào năm 1970. Cũng từ đây, timeshare trở nên phổ biến hơn, được các đơn vị lớn như Hilton, Sheraton, Marriot hay Disney… áp dụng thành công, tạo nên tốc độ phát triển chóng mặt của thị trường dịch vụ này.
100.000 khu nghỉ tại hơn 100 quốc gia
Số liệu từ tổ chức phát triển resort của Mỹ (ARDA) cho thấy, nếu năm 1990 chỉ có 1,5 triệu người trên thế giới tham gia mô hình sở hữu kỳ nghỉ, thì năm 2003 đã có khoảng 6,7 triệu người với 10,7 triệu tuần nghỉ dưỡng được bán ra.
Không chỉ dừng lại ở việc đồng sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng, tại các thị trường có nhu cầu cao như Mỹ và châu Âu, timeshare mang đến cho khách hàng cơ hội trao đổi kỳ nghỉ tại nhiều địa điểm khác nhau, giúp du lịch toàn cầu trở nên dễ dàng hơn.
Để làm được điều này, các đơn vị kinh doanh chia sẻ kỳ nghỉ đã ra đời, nổi tiếng có RCI Group. Tập đoàn trao đổi kỳ nghỉ lớn nhất thế giới của Mỹ đang quản lý việc trao đổi của hơn 4.000 resort với 3,5 triệu thành viên ở trên 100 quốc gia khác nhau.
Hiện mô hình timeshare nhận được sự ủng hộ của khoảng 100.000 khu nghỉ tại hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Phần lớn trong đó là những khu resort, villa, khách sạn đạt tiêu chuẩn trên 4 sao, đồng đều về thương hiệu, chất lượng và uy tín, giúp đảm bảo quyền lợi tối đa cho khách hàng khi đổi kỳ nghỉ tại nhiều địa điểm.
Các resort tiêu chuẩn trên 4 sao tham gia mô hình timeshare. Timeshare cũng là tài sản |
Không chỉ đồng nhất về chất, đa dạng trong điểm đến, mô hình timeshare còn mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho chủ sở hữu. Cụ thể, cả gia đình sẽ có cơ hội nghỉ dưỡng tại những nơi sang trọng, đẳng cấp với chi phí thấp hơn nhiều so với giá niêm yết. Đồng thời theo thời gian, chủ nhân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn do không phải chịu tác động của chính sách tăng giá hay trượt giá thị trường.
Việc sở hữu timeshare tương tự sở hữu một tài sản giá trị. Ngoài quyền sử dụng cho nhu cầu nghỉ dưỡng, chủ nhân có thể bán lại cho người khác hay dành tặng cho người thân, bạn bè, thưởng cho nhân viên xuất sắc...
FLC Holiday mang đến kỳ nghỉ 5 sao tại các quần thể du lịch cao cấp nằm trong hệ thống. |
Ngày càng nhiều dự án resort trong nước đã áp dụng mô hình này, gần đây nhất là FLC Holiday. Là một “tân binh” trên thị trường nhưng FLC Holiday dần nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng và nhà đầu tư. Với các khu nghỉ dưỡng quy mô mang thương hiệu FLC trải dài trên cả nước, khách hàng mua FLC holiday sẽ có nhiều lựa chọn cho kỳ nghỉ hàng năm của gia đình.
Theo ông John A. Gyina, Trưởng phòng Dự án Timeshare của FLC, một điểm cộng quan trọng của sản phẩm này là FLC Holiday có thể chia nhỏ thời gian 8 ngày 7 đêm thành hai kỳ nghỉ ngắn trong năm. Khách hàng cũng có thể bảo lưu kỳ nghỉ nếu chưa có nhu cầu, hay thậm chí tạm ứng kỳ nghỉ không giới hạn. Đây là điểm độc đáo mà không phải mô hình timeshare nào cũng có được.
Tác giả: Giang Thư Quân
Nguồn tin: Báo Zing