Kinh tế

Tỷ phú nông dân từ nuôi chim bồ câu

Với 4000 cặp chim bồ câu ở độ tuổi đang sinh sản, mỗi tháng gia đình anh Nguyễn Văn Khanh – xóm 10A xã Nghi Kiều (Nghi Lộc) có khoảng gần 2000 cặp chim bồ câu xuất bán. Một cặp chim bồ câu hiện có giá bán 60 ngàn thì mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh Khang lãi gần 1 tỷ đồng/năm. Đây quả là một con số không hề nhỏ với một hộ dân ở nông thôn.

Đến thăm mô hình nuôi chim bồ câu của anh Nguyễn Văn Khanh, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước quy mô, cách chăn nuôi khoa học của anh. Hàng ngàn cặp bồ câu được nuôi nhốt trong từng ngăn được đổ bằng bê tông xếp thành dãy dài rất đẹp và ngăn nắp.

Việc nuôi chim bồ câu của gia đình anh Khanh bắt đầu cuối năm 2012. Sau khi biết được hiệu quả mô hình nuôi bồ câu nuôi nhốt qua phương tiện truyền thông, nhận thấy đây là một mô hình mới, có nhiều triển vọng, phù hợp với điều kiện của gia đình, anh quyết định đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng chuồng trại trên diện tích đất trên 1ha và mua gần 4000 cặp bồ câu về nuôi.

images1298107 trang tr i c u t c ng phu
Chuồng trại nuôi chim bồ câu được anh Khanh đầu tư công phu

Dẫn chúng tôi đi thăm quan mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình, anh Khanh chia sẻ: Chim bồ câu rất dễ nuôi, sức đề kháng cao, ít bệnh tật, sinh sản nhanh và dễ tiêu thụ. Người nuôi chỉ cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện vệ sinh chuồng trại, cách phòng dịch và thức ăn. Chuồng trại phải bố trí nơi cao ráo, thoáng mát, yên tĩnh, bảo đảm tránh mưa và không có gió lùa.

Trong diện tích 1000m2 trên 1 chuồng nuôi, anh Khanh chia làm 500 ô, mỗi ô 2 con chim giống bố mẹ, trong ô đặt một ổ đẻ lót bằng rơm khô. Ngoài ra còn có máng ăn, máng uống, lúc nào cũng sạch sẽ và thay rửa thường xuyên, tránh bị phân và lông chim làm ô nhiễm.

Bồ câu nuôi 6 tháng là bắt đầu sinh sản, một cặp chim bồ câu có thể đẻ tới 7-8 lứa một năm, mỗi lứa 2 trứng. Thức ăn chính của chúng là lúa, ngô trộn lẫn, theo đó sẽ cho chim ăn 2 lần trong ngày, buổi sáng và buổi chiều. Với nguồn giống dồi dào, anh Khanh vừa chăm sóc vừa nuôi bán để có nguồn kinh phí tái đầu tư trở lại. Với 4000 cặp chim bồ câu ở độ tuổi đang sinh sản, mỗi tháng gia đình anh Khang có khoảng gần 2000 cặp chim bồ câu xuất bán. Nếu tính giá 1 cặp chim hiện bán 60 ngàn thì mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình anh có nguồn thu gần 1 tỷ đồng/năm. Đây quả là một con số không hề nhỏ với một hộ dân ở nông thôn.

images1298108 Trong chu ng lu n c 4000 c p b c u sinh s n
Trong chuồng luôn có 4000 cặp bồ câu sinh sản

Theo ông Hồ Văn Ninh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Kiều thì những năm 2000 trở về trước, trong xã cũng đã có nhiều hộ nuôi chim bồ câu nhưng chỉ nhỏ lẻ với dăm ba cặp giống, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu gia đình. Phong trào rộ lên bắt đầu từ năm từ 2010, nhất là khi thấy mô hình nuôi công nghiệp của Nguyễn Văn Khanh thành công, người dân Nghi Kiều đã phát triển nghề với quy mô lớn và đang có nhiều triển vọng. Hiện toàn xã có hơn 100 hộ nuôi chim, trong đó có 3 hộ đầu tư nuôi nhốt theo dạng công nghiệp, quy mô từ 100 cặp bố mẹ trở lên; giống bồ câu thích ứng tốt với điều kiện khí hậu địa phương và tỷ lệ sinh sản cao.

Ông Hồ Văn Ninh nói: Trong đề án phát triển chăn nuôi năm 2020, chúng tôi cũng đã khuyến khích người dân phát triển ra diện rộng. Từ đó, mở ra một hướng đi phù hợp trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn, góp phần tăng nguồn thu nhập cho người lao động trên địa bàn.

Trên đà thành công, anh Khanh dự định thời gian đến sẽ nâng số lượng chim bố mẹ lên khoảng 8.000 cặp để đáp ứng nhu cầu thị trường. Mấy năm nay, bên cạnh cung cấp chim thịt thương phẩm cho các quán ăn, nhà hàng, khách sạn trên địa bàn, anh Khanh còn cung cấp chim giống cho bà con trong và ngoài vùng nên đầu ra rất ổn định. Anh chia sẻ: Thời gian tới đây, tôi sẽ mở rộng nuôi thêm ít nhất là 4000 con bồ câu nữa. Chuồng thì cũng đã làm xong. Bây giờ chỉ chờ có giống nữa là bắt đầu nuôi".

Bồ câu là 1 loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, thơm ngon, lại có giá thành vừa phải nên hiện nay nhu cầu thị trường là rất lớn. Mô hình nuôi chim bồ câu của gia đình anh L ê Văn Khang x óm 10A xã Nghi Kiều thường xuyên được khách hàng vào tận nhà đặt hàng, nhiều khi không có đủ để cung cấp. Đây là một mô hình mới, mang lại giá trị kinh tế cao cần được nhân ra diện rộng.

Tác giả bài viết: Hồng Vinh

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP