Giáo dục

Trả lại niềm tin về đạo đức nhà giáo cho xã hội

Những vụ bạo hành trẻ em mầm non, vụ học sinh gãy xương đùi ở trường tiểu học Nam Trung Yên... thời gian qua đã khiến dư luận xã hội hoang mang về vấn đề đạo đức nhà giáo – một nghề vốn cao quý vốn, được tôn vinh "muốn con hay chữ phải yêu lấy thày".

Tuy nhiên, nếu chỉ vì những "con sâu làm rầu nồi canh" đó mà phủ nhận tất cả những giá trị của nghề, cũng như những đóng góp, cống hiến của bao thế hệ "người chèo đò" lâu nay; thì sẽ là một cái nhìn tiêu cực về nghề giáo.

Những vụ việc đau lòng

Một giờ lên lớp của cô Nguyễn Bạch Yến Phương- một trong hai nhà giáo tiêu biểu đang công tác tại các xã đảo của tỉnh Cà Mau ra Hà Nội nhận Bằng khen của Bộ GD- ĐT. Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN

Clip quay cảnh hai cô giáo nhóm lớp mầm non Sen Vàng (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) “dạy” trẻ bằng dép và bằng đầu gối được đưa lên mạng vào đầu tháng 2 vừa qua, đã khiến dư luận bàng hoàng, phẫn nỗ. Không thể tin rằng ngay giữa Thủ đô lại vẫn xảy ra những sự việc "phi giáo dục" như vậy.

Ngay lập tức, chính quyền địa phương và ngành giáo dục Thủ đô đã vào cuộc, xử lý buộc phải nghỉ việc giáo viên trong clip, đồng thời cơ sở mầm non Sen Vàng cũng phải xin đóng cửa. Vụ việc đã được xử lý, tuy nhiên những sang chấn tâm lý mà các cháu bé của nhóm lớp phải chịu vẫn còn đó và quan trọng hơn, dư luận xã hội thêm một lần mất lòng tin vào đạo đức nghề giáo.

Vụ việc ở trường mầm non Sen Vàng chưa nguôi thì ngay giữa tháng 2, hình ảnh nữ Hiệu trưởng 41 tuổi, có 10 năm kinh nghiệm trong nghề của cơ sở mầm non Apollo (quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) dốc ngược trẻ, dọa ném ra cửa sổ; lại được đưa lên mạng. Cũng ngay lập tức, cơ quan chức năng vào cuộc, nữ Hiệu trưởng đã bị đình chỉ, cơ sở mầm non này phải ngừng hoạt động.

Sau khi sự việc xảy ra, rất nhiều phụ huynh đã có những chia sẻ đầy hoang mang: "Thôi chết, đến hiệu trưởng với 10 năm kinh nghiệm còn hành xử vậy thì nói chi các cô mới. Kiểu này biết gửi con ở đâu nữa trời!".

Với cấp mầm non thì là vậy, còn với cấp học phổ thông, cũng có những câu chuyện làm rúng động dư luận được đưa ra. Đó là vụ việc nổ phòng thí nghiệm ở trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội), gây thương tích nghiêm trọng cho một nữ học sinh. Điều đáng nói, vụ việc được giấu kín và chỉ khi người nhà của nữ sinh này lên tiếng, báo chí vào cuộc, thì nhà trường mới có báo cáo sự việc.

Cũng thời điểm đó, vụ việc gãy xương đùi của học sinh trường tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) cũng làm nóng dư luận. Điều đáng đau lòng nhất là chính những lãnh đạo cao nhất của nhà trường: Hiệu trưởng và Hiệu phó, đã cố tính gian dối, bưng bít sự việc, gây tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần cho đứa trẻ 8 tuổi. Đến thời điểm này, vụ việc đã được làm rõ, hai nữ lãnh đạo này đã bị đình chỉ và chịu án kỷ luật về Đảng cũng như chính quyền.

Với những vụ việc như trên, cũng khó mà trách việc lòng tin của xã hội vào đạo đức nghề giáo ngày càng "mỏng", những nghi ngờ, phê phán, thậm chí là cách nhìn "quá khích" về sự xuống cấp của đạo đức nghề giáo... xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng.

Tuy nhiên, nếu vì thế mà có cái nhìn quá đen tối về nghề giáo, về ngành giáo dục; thì đó là một sự sai lầm. Với mỗi sự việc, vụ việc xảy ra, đều khiến chúng ta đau lòng, đều khiến chúng ta phải đặt câu hỏi. Nhưng chỉ vì những "con sâu làm rầu nồi canh" đó mà phủ nhận tất cả những giá trị của nghề, cũng như những đóng góp, cống hiến của bao thế hệ "người chèo đò" lâu nay; thì sẽ là một cái nhìn tiêu cực về nghề giáo.

Vẫn còn đó vô vàn trái tim yêu nghề

Hàng ngày, vẫn có hàng nghìn giáo viên vẫn đang miệt mài chăm sóc và chở từng chuyến đò sang sông.

Năm 2016, Bộ GD – ĐT đã tuyên dương 126 giáo viên, đại diện cho hơn 1,1 triệu giáo viên trong cả nước. Đây là những tấm gương sáng về sự tận tâm, tận lực, đi đầu trong đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều cải tiến, sáng kiến, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.

Đó là thầy giáo Lê Xuân Quyết, một trong 3 giáo viên trẻ nhất trong số 42 thầy cô giáo tiêu biểu vùng biển đảo được tuyên dương dịp 20/11/2016 tại Hà Nội. Sinh năm 1990, còn rất trẻ, nhưng Lê Xuân Quyết đã có 4 năm dạy học tại xã đảo Song Tử Tây, huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa.Tốt nghiệp Trường cao đẳng Sư phạm Nha Trang, được phân công về dạy tại Trường Tiểu học Vạn Thọ 2 (Vạn Ninh, Khánh Hòa), nơi làm việc mà nhiều người mơ ước, nhưng được một năm thì thầy Quyết tình nguyện viết đơn xin ra đảo dạy học.


Năm 2016, Bộ GD – ĐT đã tuyên dương 126 giáo viên, đại diện cho hơn 1,1 triệu giáo viên trong cả nước. Đây là những tấm gương sáng về sự tận tâm, tận lực, đi đầu trong đổi mới quản lý, đổi mới phương pháp dạy học, có nhiều cải tiến, sáng kiến, đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục.


Điều thôi thúc người thầy giáo trẻ quyết định ra ra đảo công tác là vì xuất thân trong một gia đình nghèo, anh mong muốn giúp đỡ những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn như mình được học tập đầy đủ.

Hay với thầy giáo trẻ Hà Văn Hoan, dân tộc Tày, sau 3 năm ra trường, đã tình nguyện về dạy ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Pá Hu (xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu, Yên Bái), một địa bàn khó khăn.

Sinh năm 1990, tại xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Hoan đã ước mơ sau này sẽ trở thành thầy giáo để mang con chữ về cho các em nhỏ quê hương mình. Sau khi học xong cấp 3, Hoan thi đỗ vào Trường Cao đẳng Hải Dương. Tốt nghiệp ra trường, thầy Hoan được phân công về giảng dạy tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Pá Hu và gắn bó với trường đến tận nay.

Bạn đọc chắc cũng còn nhớ chuyện về gia đình cô Rơ Ông K’Thủy - một giáo viên của núi rừng cao nguyên LangBiang (Lâm Đồng) đã tình nguyện hiến đất xây trường. Ngôi trường mà gia đình cô hiến đất giờ đã được xây dựng khang trang mang tên trường Tiểu học Păng Tiêng nằm ở xã Lát, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

Và còn rất rất nhiều tấm lòng nhà giáo, ở họ không chỉ có tình yêu đối với nghề giáo mà còn cả đức hy sinh vì sự nghiệp trồng người. Niềm tin giáo dục hẳn không phải chỉ thông qua những vụ việc mà chắc hẳn cần phải nhìn nhận cả quá trình những việc làm và cống hiến của nhiều nhà giáo.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng: Sự việc liên quan đến tai nạn học sinh ở Trường Tiểu học Nam Trung Yên (Hà Nội) nói là nhỏ nhưng cũng không hề nhỏ, vì động chạm đến đạo đức của người thầy. Việc này cũng thu hút sự quan tâm rất lớn của các gia đình, học sinh, ảnh hưởng uy tín ngành giáo dục, lòng tin với người thầy. Sau khi sự việc, lãnh đạo UBND TP Hà Nội đã cương quyết xem xét làm rõ vi phạm của Hiệu trưởng, Hiệu phó Trường Tiểu học Nam Trung Yên, và đã có hình thức kỷ luật. Dư luận và gia đình học sinh đồng tình về cách xử lý quyết liệt minh bạch của lãnh đạo thành phố. Trong đào tạo giáo viên, ngoài vấn đề chuyên môn, rất cần quan tâm đến đạo đức.

Tác giả bài viết: LV

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP