Khóa học được bắt đầu từ câu hỏi tưởng chừng rất dễ nhưng rất khó trả lời đối với các bậc phụ huynh: "Mình được sinh ra như thế nào?"
Những gương mặt nam hiếm hoi trong khóa học đã cho thấy cách nhìn lệch từ phía phụ huynh với quan niệm chỉ "giữ gìn" cho con gái. Trong khi đó, trên thực tế thì tình trạng xâm hại tình dục trẻ em nam đang gia tăng và đầy cạm bẫy.
Các bạn nhỏ khám phá sự thay đổi của các bộ phận trên cơ thể tuổi ở dậy thì thông qua hình vẽ.
Bé trai ở độ tuổi tiểu học cho rằng: Khi dậy thì ngực của con trai sẽ lớn hơn ngực con gái...
...Còn bạn nữ ở độ tuổi tiểu học thì nghĩ: Con gái dậy thì phát triển lông mày và lông mi, con trai thì không.
Các học viên ở lứa tuổi THCS hiểu biết nhiều hơn về sự thay đổi của cơ thể khi bước vào lứa tuổi dậy thì. Sự hiểu biết về giới tính sẽ trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho chính bản thân mình.
Nhiều ý kiến thú vị xung quanh chủ đề "Mình sinh ra như thế nào?"
Và câu hỏi "Mình được sinh ra từ đâu?" rất khó đối với các bạn học sinh ở lứa tuổi tiểu học. (trong ảnh, chị giúp em trả lời câu hỏi này)
Nét mặt còn nhiều bẽn lẽn trước những câu hỏi về giới tính.
Và đây là suy nghĩ của các bạn nhỏ trước câu hỏi "Xâm hại là gì?"
Theo Th.s tâm lý Tô Hạnh: Nên cho đối tượng bé trai và bé gái học chung sẽ khơi dậy sự tò mò theo bản năng ở cả 2 giới, từ sự tò mò ấy các bạn nhỏ sẽ được giải đáp một cách chính thống, giới nọ sẽ hiểu biết cả về giới kia và bản thân các bé gặp phải những điều kỳ lạ ở các bạn khác giới trong lứa tuổi dậy thì cũng sẽ không quá bỡ ngờ mà dễ dàng cảm thông.
Với phương pháp vừa học, vừa chơi, các bạn nhỏ dần cởi mở hơn.
Ngay cả những bạn rụt rè không dám phát biểu thì qua trò chơi đã mạnh dạn trình bày những hiểu biết về sự thay đổi trong cơ thể chính mình.
Tác giả bài viết: Thùy Dương
Nguồn tin: