Theo chỉ định của Bộ Chính trị, Quân ủy trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 gồm 23 người do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm Bí thư. Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giữ chức Phó bí thư Quân ủy Trung ương.
Bốn người được phân công là Ủy viên Thường trực Quân ủy Trung ương gồm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lương Cường và Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Bốn người được phân công là Ủy viên Thường trực Quân ủy Trung ương gồm: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lương Cường và Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng.
Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel là một trong 17 ủy viên của Quân ủy. 16 ủy viên khác là các Thứ trưởng Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị, đại diện các quân khu, quân chủng, học viện...
Trước đó, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII cuối tháng 1, ông Nguyễn Mạnh Hùng trúng cử ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII với 74% phiếu bầu.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng sinh năm 1962, tốt nghiệp chuyên ngành Điện tử viễn thông ở Liên Xô (cũ), Thạc sĩ viễn thông ở Australia, Thạc sĩ quản trị kinh doanh ở Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông là người góp phần đưa Viettel trở thành tập đoàn hùng mạnh, phá thế độc quyền trên thị trường viễn thông Việt Nam.
Ban lãnh đạo Viettel, trong đó có ông Nguyễn Mạnh Hùng, đã thành công trong chiến lược đưa dịch vụ viễn thông về nông thôn, bình dân hóa điện thoại di động.
Đến cuối 2011, Viettel chiếm thị phần lớn nhất (hơn 40%) trong mảng viễn thông di động và đứng thứ hai trong lĩnh vực viễn thông cố định (hơn 22%), doanh thu hơn 5 tỷ USD và lợi nhuận trước thuế gần 1 tỷ USD. Tập đoàn tham vọng đến năm 2015 sẽ có lượng thuê bao bằng nửa dân số Trung Quốc, gồm 100 triệu ở trong nước và 500 triệu ở nước ngoài.
Tác giả bài viết: Lan Hạ