Giáo dục

Thừa 20 viên chức giáo dục biệt phái, do đâu?

Mới đây, Sở Nội Vụ đã tiến hành rà soát viên chức ngành giáo dục biệt phái về các phòng GD&ĐT. Kết quả, nhiều địa phương vượt quá quy định tại công văn 6612 năm 2012 của UBND tỉnh về biên chế cho phòng GD&ĐT. Trong đó, các huyện miện núi, số viên chức "thừa" khá nhiều với khoảng 20 trường hợp. Nguyên nhân của tình trạng này do đâu?

Nghệ An phát hiện 20 viên chức giáo dục biệt phái sai quy định

Kỳ Sơn là huyện nghèo nhất của Nghệ An. Huyện có nhiều điểm trường lẻ, trong đó, có những điểm trường cách thị trấn 70-80 cây số. Với đặc thù đó, nên đội ngũ chuyên viên phòng GD&ĐT Kỳ Sơn cũng khá đông với 12 người. Cả 12 chuyên viên đều là viên chức biệt phái, theo Công văn 6612 của UBND tỉnh thì phòng GD - ĐT Kỳ Sơn thừa 4 trường hợp.


Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn thừa 4 viên chức biệt phái

Ông Nguyễn Hồng Hoa - Trưởng Phòng GD-ĐT Kỳ Sơn cho rằng: Theo quy định của tỉnh, phải bố trí đủ 9 biên chế công chức làm việc tại phòng GD. Tuy nhiên hiện tại, Kỳ Sơn mới chỉ có 4 biên chế công chức. Còn lại 5 biên chế nữa không bố trí đủ thì đương nhiên phải biệt phái số này.

Cũng theo Công văn 6612, mỗi phòng GD&ĐT huyện được bố trí 9 công chức và từ 4 - 8 viên chức. Nhưng phòng GD&ĐT Kỳ Sơn mới chỉ được bố trí 4 công chức và cả 4 đều là Trưởng và phó phòng. Vì vậy, để có đủ đội ngũ làm nhiệm vụ chuyên môn, phòng đã tham mưu huyện biệt phái viên chức để làm nhiệm vụ của 5 vị trí còn lại.


Một Quyết định biệt phải của huyện Tương Dương

Do đặc thù các huyện miền núi địa bàn rộng, điểm trường bố trí thưa thớt nên số viên chức biệt phái thừa cũng nhiều hơn. Chỉ riêng các huyện miền núi thừa đến 20 viên chức, như huyện Tương Dương thừa 4 người với lí do: thực tế tại huyện miền núi không có công chức triển khai nhiệm vụ chuyên môn ở phòng nên phải tuyển biệt phái viên chức - Ông Lô Thanh Nhất – Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương nói.

Trong khi chưa có đủ số công chức cho phòng GD&ĐT thì Công văn 6612 của UBND tỉnh quy định điều chuyển giáo viên làm viên chức biệt phái là hợp lý. Tuy nhiên, cũng theo công văn này, nếu địa phương nào vượt quá 8 viên chức biệt phái là thừa.

Ông Lê Hồng Lập – Phó trưởng phòng Nội vụ huyện Kỳ Sơn cho biết: Trước mắt, chỉ tiêu sẽ phải giảm, số định biên, sẽ chuyển những viên chức có năng lực sang làm công chức phục vụ tại Phòng GD&ĐT.


Do có nhiều điểm trường lẻ nên cần viên chức triển khai nhiệm vụ chuyên môn tại các trường là lí do được cả hai phòng DG&ĐT huyện Kỳ Sơn và Tương Dương đưa ra giải thích cho việc thừa viên chức biệt phái

Còn huyện Tương Dương, nếu tỉnh không chấp nhận số viên chức biệt phái, thì huyện sẽ chuyến các giáo viên này về các trường học và vẫn duy trì vị trí của số này tại trường học - Ông Lô Thanh Nhất – Phó chủ tịch UBND huyện Tương Dương nói.

Dù lãnh đạo các địa phương, phòng Nôi vụ, giáo dục khẳng định: Hầu hết các viên chức được biệt phái về phòng GD&ĐT công tác đều là giao viên có chuyên môn tốt. Tuy nhiên, giải pháp này sai với quy định Công văn 6612 chỉ cho phép bố trí tối đa 8 viên chức biệt phái. Đó là chưa nói, việc bố trí “thừa” GV biệt phái cũng có nghĩa Nhà nước phải trả chế độ cho giáo viên như khi họ đang công tác tại đơn vị cũ, nếu như đó là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Tác giả bài viết: Thu Hiền

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP