LTS: Hiện nay, dư luận xã hội bức xúc về việc dạy thêm học thêm vì các biểu hiện tiêu cực. Đã có nhiều giải pháp, biện pháp nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực của dạy thêm - học thêm.
Tuy nhiên, để có giải pháp căn cơ, nhân văn, cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện.
Hôm nay, trong bài viết này, tác giả Nguyễn Cao thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này để độc giả có cái nhìn toàn diện để thấy rõ việc dạy thêm, học thêm có thực sự xấu như nhiều người nghĩ.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Từ lâu, chủ đề dạy thêm, học thêm được nhiều người đề cập, bàn tán với nhiều lí do nào là do chương trình sách giáo khoa nặng kiến thức, nào là nhu cầu của cha mẹ học sinh hay thầy cô ép học thêm, nếu không học thì bị “đì”.
Nhưng ác nghiệt hơn cả có cả luồng ý kiến cho rằng, thầy cô dạy thêm là vì “tiền”…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm và học thêm, có nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối gay gắt chuyện này.
Song, bản chất của việc dạy thêm và học thêm có “xấu” không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Tuy nhiên, để có giải pháp căn cơ, nhân văn, cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách toàn diện.
Hôm nay, trong bài viết này, tác giả Nguyễn Cao thẳng thắn đưa ra quan điểm của mình về vấn đề này để độc giả có cái nhìn toàn diện để thấy rõ việc dạy thêm, học thêm có thực sự xấu như nhiều người nghĩ.
Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Từ lâu, chủ đề dạy thêm, học thêm được nhiều người đề cập, bàn tán với nhiều lí do nào là do chương trình sách giáo khoa nặng kiến thức, nào là nhu cầu của cha mẹ học sinh hay thầy cô ép học thêm, nếu không học thì bị “đì”.
Nhưng ác nghiệt hơn cả có cả luồng ý kiến cho rằng, thầy cô dạy thêm là vì “tiền”…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc dạy thêm và học thêm, có nhiều ý kiến đồng tình nhưng cũng không ít ý kiến phản đối gay gắt chuyện này.
Song, bản chất của việc dạy thêm và học thêm có “xấu” không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể.
Bản chất của việc dạy thêm và học thêm có “xấu” không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể. (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)
Tôi khẳng định, nếu người thầy cố tình ép học sinh học thêm để vụ lợi, giở các chiêu trò học thêm để gợi ý bài kiểm tra trước, ưu tiên hoặc quan tâm nhiều hơn đối với những em học thêm thì đó là xấu, là vi phạm đạo đức nghề giáo.
Còn nếu thầy giỏi, học sinh có điều kiện, hoặc học sinh học thêm để hướng tới một nghề nghiệp cao quý cho bản thân, cho xã hội thì đó là điều không đáng lên án, bản chất sự việc không hề xấu, chúng ta không nên cấm đoán, chì chiết.
Cũng là một giáo viên đứng lớp nhiều năm, dù bản thân tôi chưa bao giờ dạy thêm nhưng qua thực tế mà bản thân đang chứng kiến hàng ngày, tôi nhận thấy nếu với lượng kiến thức bài vở trên lớp mà bản thân học sinh hướng tới phải vào được các trường chuyên, trường điểm hay vào đại học mà không học thêm thì rất khó để các em đạt được mục đích của mình.
Ngày còn là học sinh, lũ học trò quê chúng tôi cũng từng gò lưng đạp xe trên những con đường làng đầy cát bụi hàng chục cây số giữa những trưa hè hay trong cái lạnh tê tái của mùa đông để tìm thầy học thêm.
Bởi một lẽ đơn giản, các thầy cô trong trường dạy không hay bằng những thầy cô chúng tôi học thêm, bởi các thầy cô trong trường chỉ lo hoàn thành một bài dạy theo các bước mà Bộ GD&ĐT đã quy định.
Trong một tiết 45 phút, thầy cô còn phải hướng tới các học sinh yếu kém nên học sinh khá giỏi rất ít được mở rộng vấn đề, không được tiếp cận với những cái hay, cái mới.
Những ràng buộc về hành chính như vậy nên nhu cầu học thêm của học sinh là cần thiết. Các em muốn nâng cao kiến thức, muốn mở rộng kiến thức và thi cử cao thì bắt buộc học sinh phải làm quen với những dạng đề thi mà mình sẽ thi.
Hiện nay, ở các trường phổ thông (cấp học gắn liền với nhiều kì thi) có hàng chục môn học, trong khi sở trường của mỗi em chỉ yêu thích một số môn thì việc học thêm sẽ nâng cao được kiến thức chuyên sâu cho học trò.
Hay, một số em thi đại học chỉ hướng tới tổ hợp các môn thi của mình, trong khi các em khác lại hướng tới các môn học khác nhưng, trong cùng một lớp người thầy không thể nghiêng về em này, em kia mà phải hướng tới mặt bằng chung nên rất khó cho các em có những kiến thức tốt để đối mặt với các kì thi quan trọng của mình.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua thực tế những năm gần đây, chúng ta vẫn bắt gặp hàng ngày chuyện cấm dạy thêm chưa hẳn là một phương án hay.
Ở nhiều nơi vẫn có việc công an, thanh tra giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường vào nhà giáo viên đang dạy thêm để lập biên bản, rồi khi đầu năm học, ban giám hiệu nào cũng yêu cầu giáo viên có dạy thêm phải đăng kí với trường…thể hiện nhiều bất cập trong việc quản lí dạy thêm.
Rõ ràng, động lực học tập mỗi gia đình, mỗi em học sinh khác nhau thì bắt hay cấm giáo viên dạy thêm chưa hẳn là điều phù hợp trong xã hội hiện đại.
Ví dụ, mục đích của học sinh này là học để vào đại học, mục đích của em khác là học nghề, hoặc học chỉ cần biết chữ rồi ở nhà làm nông, làm lao động phổ thông nên rõ ràng động lực học tập của mỗi người cũng khác nhau.
Nếu muốn vào đại học để tiến thân đòi hỏi phải chịu nhiều áp lực và khổ cực, phải hàng đêm thức bên ngọn đèn để đổi lấy những con chữ lạnh lùng trên trang giấy, trên từng chữ số khô khan.
Sự hiểu biết của mỗi con người là giới hạn, vậy những điều chưa biết thì các em học thêm có gì là xấu?
Các trường đại học chỉ tuyển những em có điểm cao vào học và số lượng có hạn nên yêu cầu học thêm là một yêu cầu chính đáng của phụ huynh và học sinh.
Có cung ắt có cầu, người thầy chân chính đổi bằng mồ hôi công sức lấy đồng tiền chân chính, lẽ nào phạm pháp, đáng lên án?
Nếu thầy cô ép hoặc có đối xử không công bằng giữa học sinh học thêm và không học thêm mới là điều đáng lên án.
Song, suy cho cùng số thầy cô như vậy không nhiều bởi một lẽ giản đơn người dân nước ta phần lớn làm nghề nông nghiệp và lao động phổ thông.
Hàng ngày, cha mẹ các em còn đang lo cái ăn cái mặc từng ngày thì nói gì đến chuyện học thêm.
Nhiều thầy cô hàng ngày còn phải đến từng nhà vận động các em đến trường và hỗ trợ các em từng bộ áo quần, từng quyển tập, cây viết, quyên góp từng đồng bạc ít ỏi của mình để góp vào quỹ khuyến học để chăm lo cho các em đến trường thì nghĩ gì đến chuyện dạy thêm để thu tiền.
Nơi tôi công tác, nhiều khi dạy phụ đạo miễn phí mà học sinh cũng đến học chưa đầy đủ thì chuyện các em học thêm càng trở nên xa vời.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, nếu chúng ta không nhanh, không nắm bắt được những cái mới, không chuẩn bị kĩ những hành trang về tri thức cho các em học sinh thì rất khó để bắt kịp xu thế của thời đại.
Ngoài những kiến thức trong nhà trường có rất nhiều kĩ năng mà học sinh cần phải trang bị để vào đời. Chúng ta không nên cấm, không nên phản đối gay gắt việc dạy thêm, học thêm.
Bởi thực tế chứng minh rằng những em học thêm nhiều, phần lớn là những em ham học và học giỏi. Hơn nữa, nghề giáo xét cho cùng thì cũng là một nghề. Nghề khác có thể làm thêm thì vì lẽ nào lại cấm thầy cô giáo dạy thêm bằng sức lực của mình.
Tác giả bài viết: Nguyễn Cao