LTS: Sau kỳ nghỉ Tết, học sinh đã quay trở lại với trường lớp. Nhưng nhiều học sinh vẫn còn bị ảnh hưởng của không khí Tết khiến việc học hành bê trễ.
Thầy giáo Bùi Minh Tuấn phản ánh tình trạng học sinh đến lớp thiếu tập trung, một số em còn la cà quán sá, tụ tập liên hoan cần sự quản lý của gia đình và nhà trường.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Trong kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu vừa qua, hầu hết học sinh các cấp học đều được nghỉ từ 7-10 ngày, có nơi, học sinh còn được nghỉ đến 16 ngày.
Mặc dù sau kỳ nghỉ Tết, hoạt động dạy và học ở các nhà trường đã trở lại bình thường nhưng không khí Tết vẫn còn len lỏi vào một số cổng trường, lớp học.
Ngay sau khi kết thúc học kỳ 1, học sinh các cấp học phổ thông từ Tiểu học đến Trung học phổ thông đã bước vào học kỳ 2 của năm học 2016-2017.
Tuy nhiên, khi mà thời điểm kết thúc học kỳ 1 gần với khoảng thời gian nghỉ Tết nguyên đán, nhiều học sinh đã xuất hiện tâm lý muốn kéo dài “không khí Tết”.
Không ít học sinh tới lớp với trạng thái tinh thần uể oải, ngồi học không tập trung để tiếp thu bài giảng của giáo viên.
Vin vào “cớ” là vừa mới trải qua kỳ thi học kỳ 1 căng thẳng, cần có một khoảng thời gian cần thiết để giải tỏa bớt áp lực thi cử, một số học sinh còn bỏ học, trốn tiết, sử dụng tiền mừng tuổi để la cà ở các quán bi-a hoặc sa vào các quán internet để chơi game.
Tình trạng học sinh vắng học xảy ra trong những ngày sau Tết cũng khá phổ biến, ít thì 2-3 học sinh/lớp, nhiều thi 9-10 học sinh/lớp.
Một hiện tượng khác cần đề cập tới là việc học sinh “tự phát” góp tiền để tổ chức liên hoan chào đón năm mới.
Để có tiền đóng góp cho “bữa tiệc vui vẻ”, một số học sinh đã bớt xén tiền đóng học hoặc nói dối phụ huynh là phải đóng khoản này, khoản nọ để xin tiền nộp quỹ liên hoan, ít thì năm, ba chục nghìn, nhiều thì lên tới cả trăm nghìn đồng.
Các cuộc liên hoan thường được tổ chức ở hàng quán, không ít học sinh, nhất là học sinh nam còn sử dụng cả rượu, bia để cho cuộc vui thêm phần rôm rả.
Tình trạng “xả hơi” của học sinh xuất hiện vào những ngày sau kỳ nghỉ Tết có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cả trước mắt và lâu dài.
Thực tế, ngay sau khi học kỳ 1 kết thúc, các trường học đã bắt tay ngay vào việc thực hiện chương trình dạy và học của học kỳ 2 nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành chương trình năm học.
Học kỳ 2 là kỳ học quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập cuối năm học của mỗi học sinh.
Do đó, việc lơ là, sao nhãng học tập trong thời điểm này có thể khiến cho nhiều học sinh bị “hổng” kiến thức, nhất là với những em chỉ có học lực trung bình hoặc yếu, kém.
Nếu tình trạng trên kéo dài, có thể tạo ra một sức ỳ lớn trong ý thức học tập, “lỗ hổng” kiến thức vì thế có thể sẽ lớn lên theo thời gian.
Đối với những học sinh cuối cấp, nhất là học sinh lớp 12, phải tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn, lại phải sắp sửa đối mặt với kỳ thi THPT quốc gia với nhiều điểm mới được điều chỉnh sắp tới.
Đặc biệt, theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lịch thi năm nay sẽ được đẩy lên sớm hơn so với mọi năm.
Việc bê trễ chuyện học hành có thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng học tập của năm học cuối cấp cũng như kết quả của kỳ thi quan trọng sẽ diễn ra trong thời gian không xa.
Bên cạnh đó, tình trạng học sinh tự cho phép mình được “xả hơi” bằng việc la cà quán sá, lâu dần có thể hình thành nên một thói quen không tốt, thậm chí, còn có thể bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
Tình trạng học sinh “tự phát” tổ chức các buổi liên hoan vừa gây tốn kém, lãng phí, vừa có thể phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn như: tai nạn giao thông, xích mích, gây gổ đánh nhau.
Nhằm chấn chỉnh nến nếp học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, trước hết, mỗi đơn vị trường học cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý sỹ số học sinh trong từng tiết học, buổi học. Đồng thời, duy trì tốt mọi nề nếp dạy và học.
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm cần được phát huy trong việc giữ mối liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thường xuyên thông tin kịp thời về ý thức, thái độ học tập cũng như nền nếp tới lớp của học sinh.
Từ đó có biện pháp phối hợp, uốn nắn kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm nội quy học tập.
Về phía các bậc phụ huynh, dù công việc bận rộn song cũng cần dành một khoảng thời gian nhất định để quản lý, giám sát thời gian biểu học tập, sinh hoạt của con em mình, nhất là không nên dễ dãi cung cấp tiền cho con khi chưa thực sự rõ mục đích sử dụng.
Thầy giáo Bùi Minh Tuấn phản ánh tình trạng học sinh đến lớp thiếu tập trung, một số em còn la cà quán sá, tụ tập liên hoan cần sự quản lý của gia đình và nhà trường.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Trong kỳ nghỉ Tết Đinh Dậu vừa qua, hầu hết học sinh các cấp học đều được nghỉ từ 7-10 ngày, có nơi, học sinh còn được nghỉ đến 16 ngày.
Mặc dù sau kỳ nghỉ Tết, hoạt động dạy và học ở các nhà trường đã trở lại bình thường nhưng không khí Tết vẫn còn len lỏi vào một số cổng trường, lớp học.
Ngay sau khi kết thúc học kỳ 1, học sinh các cấp học phổ thông từ Tiểu học đến Trung học phổ thông đã bước vào học kỳ 2 của năm học 2016-2017.
Tuy nhiên, khi mà thời điểm kết thúc học kỳ 1 gần với khoảng thời gian nghỉ Tết nguyên đán, nhiều học sinh đã xuất hiện tâm lý muốn kéo dài “không khí Tết”.
Không ít học sinh tới lớp với trạng thái tinh thần uể oải, ngồi học không tập trung để tiếp thu bài giảng của giáo viên.
Vin vào “cớ” là vừa mới trải qua kỳ thi học kỳ 1 căng thẳng, cần có một khoảng thời gian cần thiết để giải tỏa bớt áp lực thi cử, một số học sinh còn bỏ học, trốn tiết, sử dụng tiền mừng tuổi để la cà ở các quán bi-a hoặc sa vào các quán internet để chơi game.
Tình trạng học sinh vắng học xảy ra trong những ngày sau Tết cũng khá phổ biến, ít thì 2-3 học sinh/lớp, nhiều thi 9-10 học sinh/lớp.
Một hiện tượng khác cần đề cập tới là việc học sinh “tự phát” góp tiền để tổ chức liên hoan chào đón năm mới.
Để có tiền đóng góp cho “bữa tiệc vui vẻ”, một số học sinh đã bớt xén tiền đóng học hoặc nói dối phụ huynh là phải đóng khoản này, khoản nọ để xin tiền nộp quỹ liên hoan, ít thì năm, ba chục nghìn, nhiều thì lên tới cả trăm nghìn đồng.
Các cuộc liên hoan thường được tổ chức ở hàng quán, không ít học sinh, nhất là học sinh nam còn sử dụng cả rượu, bia để cho cuộc vui thêm phần rôm rả.
Tình trạng “xả hơi” của học sinh xuất hiện vào những ngày sau kỳ nghỉ Tết có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực cả trước mắt và lâu dài.
Thực tế, ngay sau khi học kỳ 1 kết thúc, các trường học đã bắt tay ngay vào việc thực hiện chương trình dạy và học của học kỳ 2 nhằm bảo đảm tiến độ hoàn thành chương trình năm học.
Học kỳ 2 là kỳ học quan trọng, ảnh hưởng lớn tới kết quả học tập cuối năm học của mỗi học sinh.
Do đó, việc lơ là, sao nhãng học tập trong thời điểm này có thể khiến cho nhiều học sinh bị “hổng” kiến thức, nhất là với những em chỉ có học lực trung bình hoặc yếu, kém.
Nếu tình trạng trên kéo dài, có thể tạo ra một sức ỳ lớn trong ý thức học tập, “lỗ hổng” kiến thức vì thế có thể sẽ lớn lên theo thời gian.
Đối với những học sinh cuối cấp, nhất là học sinh lớp 12, phải tiếp thu một khối lượng kiến thức lớn, lại phải sắp sửa đối mặt với kỳ thi THPT quốc gia với nhiều điểm mới được điều chỉnh sắp tới.
Đặc biệt, theo công bố của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lịch thi năm nay sẽ được đẩy lên sớm hơn so với mọi năm.
Việc bê trễ chuyện học hành có thể gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng học tập của năm học cuối cấp cũng như kết quả của kỳ thi quan trọng sẽ diễn ra trong thời gian không xa.
Bên cạnh đó, tình trạng học sinh tự cho phép mình được “xả hơi” bằng việc la cà quán sá, lâu dần có thể hình thành nên một thói quen không tốt, thậm chí, còn có thể bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội.
Tình trạng học sinh “tự phát” tổ chức các buổi liên hoan vừa gây tốn kém, lãng phí, vừa có thể phát sinh những nguy cơ tiềm ẩn như: tai nạn giao thông, xích mích, gây gổ đánh nhau.
Nhằm chấn chỉnh nến nếp học tập của học sinh sau kỳ nghỉ Tết, trước hết, mỗi đơn vị trường học cần siết chặt hơn nữa công tác quản lý sỹ số học sinh trong từng tiết học, buổi học. Đồng thời, duy trì tốt mọi nề nếp dạy và học.
Vai trò của giáo viên chủ nhiệm cần được phát huy trong việc giữ mối liên lạc chặt chẽ với phụ huynh học sinh, thường xuyên thông tin kịp thời về ý thức, thái độ học tập cũng như nền nếp tới lớp của học sinh.
Từ đó có biện pháp phối hợp, uốn nắn kịp thời những trường hợp học sinh vi phạm nội quy học tập.
Về phía các bậc phụ huynh, dù công việc bận rộn song cũng cần dành một khoảng thời gian nhất định để quản lý, giám sát thời gian biểu học tập, sinh hoạt của con em mình, nhất là không nên dễ dãi cung cấp tiền cho con khi chưa thực sự rõ mục đích sử dụng.
Tác giả bài viết: Bùi Minh Tuấn
Nguồn tin: