Khi người phụ nữ đứng trước hoàn cảnh chồng không còn yêu mình hoặc bản thân không còn yêu chồng thì 2 chữ ly hôn được đặt ra một cách nghiêm túc hơn bao giờ hết. Nhưng họ vẫn phân vân, đôi lúc họ nghĩ ly hôn tức là cánh cửa hạnh phúc đã đóng lại trước mặt họ rồi. Thế nhưng, sự thực không hẳn cứ ly hôn là buồn. Bài viết dưới đây của nữ nhà văn Tâm Phan với câu chuyện có thật từ chia sẻ của một fan gửi tới được nhà văn phân tích và trả lời khiến không ít chị em phải tâm đắc gật gù tỉnh ngộ.
Nữ nhà văn Tâm Phan - người có những góc nhìn tích cực qua những bài viết giúp phụ nữ sống mạnh mẽ và tự tin hơn. |
Bài viết như sau:
"Tại sao cứ ly hôn là phải buồn?
Chị Tâm ơi, chị là người phụ nữ em rất hâm mộ. Những lời nói của chị đã giúp em rất nhiều trong những lúc em gặp khó khăn. Chị ơi hôm nay em mạo muội hỏi chị một điều này nhé. Chị vẫn hay nói về việc người phụ nữ hết lòng vì chồng vì con, nhưng ko kỳ vọng ng đàn ông đó sẽ sống với mình cả đời, sống không kỳ vọng thì sẽ hạnh phúc. Nhưng em giả sử thế này nhé: Nếu trong cuộc sống của chị, một ngày chị nhận ra chị tìm đc cho mình 1 tình yêu mới, chị không còn yêu chồng mình như trước nữa, chị đứng giữa 2 bên: hạnh phúc của chị và hạnh phúc của những đứa con. Trong khi những đứa con rất yêu thương và ngưỡng mộ chị vì chị là 1 người mẹ tuyệt vời. Nếu chị chọn hạnh phúc cho riêng mình thì có thể con chị sẽ không hiểu cho chị, còn chọn giữ hạnh phúc cho con, tiếp tục là người mẹ tuyệt vời trong mắt chúng thì chị lại mất đi tình yêu, mất đi hạnh phúc của mình. Chị ơi trong trường hợp này chị sẽ làm như thế nào ạ? Em cảm ơn chị!
Tam Phan: Có 1 điều em nhầm là: Con cái phải có đủ cha mẹ thì mới hạnh phúc, dù cha mẹ không yêu nhau.
Tình yêu giữa cha với mẹ là TÌNH YÊU NAM NỮ.
Tình yêu giữa cha mẹ với con cái là TÌNH MẪU TỬ/ PHỤ TỬ.
2 tình yêu này hoàn toàn KHÁC NHAU và ĐỘC LẬP.
Tôi ko yêu chồng - không có nghĩa là - tôi không yêu con.
Tôi hạnh phúc - không có nghĩa là - con tôi không được hạnh phúc.
Tôi yêu người khác - không có nghĩa là - tôi phải bỏ con, con tôi phải bất hạnh.
Tôi vẫn có thể hạnh phúc với người tôi yêu và làm cho các con tôi hạnh phúc chứ.
_______
Tại sao nhiều người cứ khăng khăng "phải là vợ là chồng thì mới được hạnh phúc"? Con cái phải có đủ cha mẹ mới là hạnh phúc? Dù hàng ngày chứng kiến cha mẹ mắng chửi nhau hoặc không bao giờ thấy những cử chỉ tình cảm của cha mẹ dành cho nhau? Đấy chỉ là cái mã dởm đời cho người ngoài nhìn vào khi mà quan hệ vợ chồng đã quá nhạt nhẽo, thậm chí chán ghét nhau.
Chia tay nhiều khi lại là 1 giải pháp tốt đẹp mang lại hạnh phúc cho cả 2 người và cho các con VỚI ĐIỀU KIỆN cha mẹ phải tôn trọng nhau, luôn nói tốt về nhau trước mặt con, chia sẻ việc nuôi dạy chăm con dù mỗi người một nhà. Việc "1 người quyết định rời bỏ người kia vì hết yêu" không hề ích kỷ. Việc cha mẹ nói xấu nhau với con cái, đánh chửi nhau trước mặt con cái mới là ích kỷ và phá vỡ hạnh phúc của con mình.
Tôi rất thích 1 phim hài của Anh "I give it a year" kể về 1 đôi vợ chồng trẻ mới cưới. Ngay trong ngày cưới, bà chị chồng đã phán 1 câu "I give it a year" (Tôi cho bọn này trụ được 1 năm là giỏi) vì 2 người tính cách rất khác nhau, anh chồng tính trẻ con, ham chơi, nhí nhố còn cô vợ thì chỉn chu, nghiêm túc, lịch lãm.
Quả đúng như vậy, chỉ vài tháng sau đám cưới 2 người đều nhận ra người kia quá khác với mình. Anh chồng bắt đầu cảm thấy yêu cô bạn thân (ảnh ngoài cùng bên trái) vì rất hợp tính. Cô vợ gặp 1 đối tác trong công việc và phải lòng vì sự lịch lãm, hào hoa phong nhã của anh ấy (ảnh ngoài cùng bên phải), khác hẳn chồng mình (2 vợ chồng đứng giữa). 2 người đều giằng xé và cũng cố gắng muốn giữ cuộc hôn nhân này nhưng tình yêu cho người thứ 3 cũng vô cùng mạnh mẽ. Rồi đến ngày kỷ niệm 1 năm ngày cưới, gia đình 2 bên tề tựu đông đủ trong 1 bữa tiệc ở 1 nhà hàng. Cô vợ cùng mọi người chờ mãi không thấy anh chồng đâu. Lúc sau anh chồng chạy đến trong mưa, ướt như chuột lột nhưng mặt không giấu nổi vẻ xúc động, anh nói: Anh có một điều vô cùng quan trọng muốn nói với em. Và anh quì gối: Em hãy li dị anh nhé? (Will you divorce me?)
|
Các nhân vật trong phim "I give it a year"
Cô vợ hét lên sung sướng: Yes! Yes!
Rồi nhảy bổ vào ôm anh chồng cảm ơn rối rít...
Đấy là phim, mà lại là phim hài nữa. Nhưng nó khiến ta phải suy nghĩ "tại sao cứ li hôn là phải buồn? Nếu ta biết sắp xếp cuộc đời thì nó lại là 1 cơ hội tốt để tất cả đều được hạnh phúc". Nghĩ mà xem!
PS: Mình không cổ súy li hôn và cũng không có ý định li dị chồng đâu nhé... Ấy là mình đang nhìn vào mặt sáng của vấn đề.
________
Chuyện thật 100% này:
Mình có một cô bạn. Chồng đem lòng yêu thương người khác từ lâu, gia đình không còn ấm cúng hạnh phúc. Anh ấy đề nghị bạn mình ly dị. Tất nhiên là bạn mình không chịu nên luôn mắt nhắm mắt mở cho yên cốt để giữ cho gia đình yên ấm đủ đầy. Vậy nhưng sau nhiều lần đề nghị của chồng và được người thân bạn bè động viên, cô ấy cũng cố cắn răng mà ký đơn.
Hai năm sau mình hỏi lại cô ấy cảm giác bây giờ thế nào sau khi ly dị chồng. Cô ấy mắt sáng lên, nụ cười ngời ngời mà bảo. Tao ngu thật, biết nhẹ lòng thế này sau ly hôn tao đã đã giải thoát cho mình từ lâu. Bây giờ bảo tao quay lại hay lấy người khác thì... Ôi em xin... Tự do muôn năm. Ngày ấy tao cứ ngỡ nếu ly dị thì khó sống với dèm pha dị nghị của thiên hạ. Cứ ngỡ đất trời sụo đổ dưới chân mình. Tao nghĩ thế là hết đời. Không ngờ ly dị trong văn minh không thù hằn lại là cái hay. Chồng mình vẫn đầy đủ trách nhiệm bổn phần với con cái, thậm chí còn chu đáo hơn...giống như cảm giác người có lỗi. Con mình, và cả mình đều hạnh phúc... một cái hạnh phúc của một gia đình không trọn vẹn.
Tại sao cứ ly hôn là phải buồn? |
2 đứa con được bố chăm sóc cho đến ngày tốt nghiệp đại học. Hai đứa từ vợ chồng xuống cấp thành tình bạn. Ai ốm đau người còn lại vẫn qua lại chăm sóc quan tâm... dù tình yêu tuyệt nhiên không còn".
Dù không cổ xúy ly hôn nhưng góc nhìn thẳng của tác giả với hướng nhìn có phần tích cực của ly hôn như một sự giải thoát có thể bạn sẽ có cái nhìn thấu đáo và có quyết định đúng đắn cho mình hơn là giữ lại một cuộc hôn nhân tạm bợ để đủ chồng, đủ vợ hoặc cho các con đủ cha, đủ mẹ như cách nhiều người vẫn nghĩ.
Tác giả: Đỗ Xuyên
Nguồn tin: Báo Trí thức trẻ