ĐBQH: Nâng lương để giáo viên hạn chế dạy thêm
Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại về tình trạng dạy thêm, học thêm ngày càng phổ biến, một trong những nguyên nhân là do lương, thu nhập giáo viên chưa đủ sống.
ĐBQH: Nâng lương để giáo viên hạn chế dạy thêm
Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại về tình trạng dạy thêm, học thêm ngày càng phổ biến, một trong những nguyên nhân là do lương, thu nhập giáo viên chưa đủ sống.
“Hiện Nhà nước đã phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi nhưng chỉ miễn học phí cho cấp tiểu học. Các cấp học còn lại vẫn phải đóng học phí. Điều này gây khó khăn cho việc huy động trẻ đến trường, nhất là học sinh vùng núi, vùng khó khăn”.
Miễn học phí tới cấp THCS là chính sách tốt đối với người dân, nhưng liệu ngân sách Nhà nước có đủ để đảm bảo lại là câu chuyện còn nhiều lo lắng.
“Nếu ngân sách chưa đủ để làm đồng loạt ngay lập tức thì cần phân theo lộ trình cụ thể. Có thể ưu tiên tăng sớm hơn cho vùng khó khăn trước. Còn thành phố, có thể giãn thời gian tăng lương”. Trên đây là ý kiến của TS Trịnh Ngọc Thạch, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về đề xuất tăng lương cho giáo viên cao nhất trong thang bảng lương.
Cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ chia sẻ, nếu chỉ yêu cầu các thầy cô phải cố gắng lên, phải đổi mới đi mà điều kiện làm việc, chế độ lương bổng, điều kiện làm việc, thậm chí cả danh dự không được bảo vệ một cách chính đáng thì không được…