Giáo dục

Sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp vì sao?

ĐBQH Trịnh Ngọc Phương: thời gian qua Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp.

Vì sao lượng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp? Lý giải điều này tại Nghị trường Quốc hội, ĐBQH Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh) cho rằng: Báo cáo của Chính phủ đã đánh giá về mặt hạn chế, yếu kém có nêu chất lượng giáo dục nhất là đại học, dạy nghề chuyển biến chậm, chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội.

Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội

ĐB Phương đã đồng thuận cao với đánh giá này, bởi thực tế trong thời gian qua, hệ thống giáo dục của chúng ta chậm thay đổi vì từ cách nhìn "hàn lâm" chẳng có gì khẩn cấp.

db trinh ngoc phuong tay fypj
ĐBQH Trịnh Ngọc Phương (đoàn Tây Ninh)

Dẫn kinh nghiệm của các nước, ĐB Phương cho rằng: việc cải cách giáo dục rất khó do sự phản ứng từ những người "Hàn lâm", vì họ thấy nếu đưa vào những điều mới hay thay đổi cách thức hiện tại của việc dạy đại học có thể tác động đến vị trí an toàn của họ, cho nên họ thường tìm cách để phản ứng lại.

ĐB Phương nêu thực tế: Trong thời gian qua mặc dù Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào các trường đại học quốc gia nhưng kết quả không có gì khả quan khi lượng sinh viên ra trường vẫn thất nghiệp. Bên cạnh đó với tiếp cận xã hội hóa giáo dục cho phép nhiều trường đại học tư được mở ra rộng kích thích cạnh tranh giữa các trường nhà nước và trường tư.



Tuy nhiên chúng ta cũng chẳng mong đợi gì nhiều ở kết quả này, bởi các đại học tư vì lợi nhuận chỉ cấp bằng, họ không đào tạo đúng và trúng. Cả hai cách cải tiến trên đều làm nảy sinh số người tốt nghiệp cao nhưng không có kỹ năng để làm việc trong công nghiệp. Bên cạnh đó, thành tích của các cấp học dưới đẩy lên các cấp học trên đã khiến những người làm giáo dục bất chấp hậu quả mà chính người học và xã hội phải gánh là tạo ra những sản phẩm không đủ chất lượng, dẫn đến hậu quả đầu ra của đội ngũ nhân lực nước ta yếu và nền giáo dục Việt Nam ngày càng tụt hậu.

Từ những thực trạng trên, ĐB Phương kiến nghị Chính phủ cần đưa ra những giải pháp chính cụ thể hơn trong cải cách giáo dục, cụ thể nhanh chóng cải cách chương trình đào tạo, trong đào tạo phải linh hoạt và có nhu cầu công nghiệp toàn cầu.

Chúng ta chuyển dần từ giáo dục truyền thống, giáo dục thời đại công nghiệp sang giáo dục thời đại thông tin. Đây là hệ thống giáo dục mới tập trung phần lớn vào kiến thức kỹ thuật và ứng dụng của công nghệ để giải quyết các vấn đề kinh doanh, sinh viên học chính thức nền tảng không chỉ trong nhà trường mà còn tiếp tục trong cả đời họ vì không ngại lúc nào cũng thay đổi.

Ngoài ra, chúng ta cải tiến kỹ năng công nghiệp cho mọi người dân, tạo cho người dân có trí thức sẵn có để làm việc, đây là nhân tố chính cho tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Đặc biệt, chúng ta thay đổi tư duy nên nhìn nhận các đại học như là một doanh nghiệp, họ có thể đào tạo sinh viên đúng thực chất bằng việc cộng tác với công nghiệp gắn với nhu cầu thị trường và cập nhật chương trình đào tạo tương ứng.

Tỷ lệ thất nghiệp cao phản ánh chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu

Về phần mình, ĐBQH Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc) nhấn mạnh: tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và tỷ lệ lao động qua đào tạo theo Báo cáo của Chính phủ là hoàn thành kế hoạch thất nghiệp thành thị dưới 4%, lao động qua đào tạo 53% trong đó đào tạo nghề từ 3 tháng trở lên có bằng cấp là 21% cần phải phân tích các chỉ tiêu này trong tổng thể tình hình kinh tế - xã hội để có cơ sở so sánh, đánh giá cụ thể, toàn diện hơn.

Cụ thể chỉ tiêu tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị và tỷ lệ lao động qua đào tạo báo cáo ước tính đạt kế hoạch nhưng chưa làm rõ thị trường lao động của ta phát triển chưa đồng bộ, chưa kết nối được cung cầu lao động, năng suất lao động xã hội thấp.

db le thi nguyet vinh phu lidk
ĐBQH Lê Thị Nguyệt (đoàn Vĩnh Phúc)

Đặc biệt, năng suất nội ngành, đời sống của người lao động khó khăn, lao động có trình độ chuyên môn nhưng lại thiếu việc làm và thất nghiệp cao phản ánh chất lượng giáo dục chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đề cập đến việc khởi động chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực cho người lao động trong các ngành kỹ thuật công nghệ, đào tạo đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật tay nghề cao, ngoại ngữ có thể sử dụng như người lao động một số nước trong khu vực có tác phong làm việc phù hợp với sự dịch chuyển lao động nội khối ASEAN.

ĐB Nguyệt kiến nghị về phát triển thị trường lao động hỗ trợ chuyển đổi nghề và tạo việc làm cho người dân, nhất là ở vùng bị thiên tai, sự cố môi trường, xâm nhập mặn, khô hạn, ô nhiễm biển ở 4 tỉnh miền Trung, bão lũ ở Quảng Bình, Hà Tĩnh... Các khu, cụm quy hoạch phát triển công nghiệp, công trình trọng điểm quốc gia có liên quan đến di dân...

Cùng quan điểm với các đại biểu, ĐBQH Nguyễn Thanh Xuân (đoàn Cần Thơ) đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đánh giá cụ thể, có khoa học, tránh tình trạng đào tạo nghề, việc làm, thất nghiệp, giảm nghèo và lao động qua đào tạo đều đạt nhưng số lượng thất nghiệp nhất là đối với người có trình độ cao đẳng trở lên vẫn tăng cao.

“Đề nghị tái cơ cấu lại hệ thống trường nghề, đào tạo nghề phải gắn với thị trường lao động. Phát triển mô hình dạy nghề tại doanh nghiệp và hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động nhằm kết nối cung cầu lao động”- ĐB Xuân nêu rõ.

ĐB Xuân nói: cử tri lo lắng chuyên tâm và chủ trương kết quả đổi mới cho cách dậy và học. Việc tổ chức thi cử, việc đánh giá chất lượng học sinh thời gian qua cần có giải pháp thực hiện đồng bộ, khoa học, chặt chẽ đảm bảo tính khả thi ổn định lâu dài, kịp thời. Chấn chỉnh những hạn chế bất cập trong tuyển sinh đại học cao đẳng. Phối hợp với các bộ ngành chỉ đạo thực hiện tốt công tác phân luồng học sinh./.

Tác giả bài viết: Thu Thủy

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP