Sáng 14/8, Cục đê điều và phòng chống thiên tai cho biết, theo báo cáo của các địa phương tính đến 8h sáng nay (14/9), số người chết và mất tích do thiên tai đã lên đến 345 người (262 người chết, 83 người mất tích), tăng 9 người (Quảng Ninh tăng 10, Thanh Hóa tăng 1, Yên Bái tăng 5; Lào Cai giảm 7 người).
Cụ thể ở Lào Cai có 172 người (111 người chết, 61 người mất tích), gồm: Bảo Yên 103, Sa Pa 9, Bát Xát 17, Si Ma Cai 7, Bắc Hà 34, Văn Bàn 2. Yên Bái: 55 người (53 người chết, 2 người mất tích), gồm: TP Yên Bái 24, Lục Yên: 15, Văn Yên 10, Văn Chấn 2, Trấn Yên 4. Cao Bằng: 52 người (43 người chết, 9 người mất tích). Quảng Ninh: 25 người chết do bão. Hải Phòng: 2 người chết do bão. Hải Dương: 1 người chết do bão.
Hàng nghìn ngôi nhà đã bị ngập lụt do thiên tai. |
Hà Nội có 1 người chết do bão. Phú Thọ: 11 người (1 người chết do sạt lở đất; 1 người chết do lũ; 8 người mất tích tại sự cố sập cầu Phong Châu; 1 người mất tích do lũ). Hòa Bình: 7 người chết do sạt lở đất. Lạng Sơn: 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất. Bắc Giang: 2 người chết do lũ cuốn. Tuyên Quang: 5 người chết do lũ. Hà Giang: 2 người (1 người chết; 1 người mất tích). Lai Châu: 1 người chết do sạt lở đất. Vĩnh phúc: 2 người chết do lũ. Sơn La: 1 người mất tích do lũ cuốn. Thái Nguyên: 2 người chết do lũ. Thanh Hóa: 1 người chết do lũ cuốn.
Thiên tai khiến 908 người bị thương, trong đó ở Quảng Ninh có 1.609, Hải Phòng có 49, Hải Dương có 5, Hà Nội có 23, Bắc Giang có 12, Bắc Ninh có 52, Hà Giang có 1, Lạng Sơn có 10, Lào Cai có 82, Yên Bái có 31, Cao Bằng có 17, Phú Thọ có 7, Bắc Kạn có 4, Hoà Bình có 2, Vĩnh Phúc có 2, Thanh Hoá có 2.
Đã có 168.253 nhà hư hỏng (tăng 31.548 nhà); tập trung tại: Quảng Ninh 102.467, Hải Phòng 40.065, Lào Cai 5.055, Lạng Sơn 3.568, Bắc Ninh 3.472, Bắc Giang 3.289, Yên Bái 1.910,...; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông, trạm phát sóng di động bị gẫy đổ; cây xanh đô thị bị thiệt hại. 73.248 nhà bị ngập (tăng 5.595 nhà); tập trung tại: Yên Bái 21.451, Tuyên Quang 19.122, Lạng Sơn 6.945, Lào Cai 6.581, Hà Nội 6.521, Thái Nguyên 5.000, Ninh Bình 3.674, Nam Định 2.114).
Đã có 183.394ha lúa bị ngập úng, thiệt hại (giảm 18.700ha); tập trung tại: Hải Phòng 23.873ha; Nam Định 18.102ha; Bắc Giang 18.779ha; Thái Bình 11.000ha; Hà Nội 27.318ha; Hải Dương 7.755ha; Hà Nam 7.928ha; Bắc Ninh 9.981ha; Vĩnh Phúc 9.830ha,…, 44.071ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tăng 4.773ha); tập trung tại: Hoà Bình 7.301ha; Hải Phòng 5.116ha; Hà Nội 4.046ha; Nam Định 3.800ha; Thái Bình 3.345ha; Hải Dương 3.202ha; Lạng Sơn 2.669ha, Vĩnh Phúc 2.296ha, Tuyên Quang 1.933ha,…
Đã có 23.661 ha cây ăn quả bị hư hại; tập trung tại: Bắc Giang 6.669ha; Hải Dương 4.372ha; Hà Nội 3.924ha; Hưng Yên 2.953ha; Hải Phòng 2.043ha; Thái Bình 1.385ha,…, 2.250 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; tập trung tại: Quảng Ninh 1.000, Hải Dương 434,..., 9.079 con gia súc, 1.956.449 con gia cầm bị chết; tập trung tại: Hải Phòng 713.303; Hải Dương 388.605; Thái Nguyên 292.696; Quảng Ninh 262.222,….
Như vậy, sau khoảng 1 tuần bão số 3 độ bộ vào Việt Nam, thiên tai đã khiến cho các tỉnh phía Bắc thiệt hại nặng nề cả về con người lẫn tài sản.
Ngày hôm qua 13/9, Ngày 13/9, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả ở tỉnh Bắc Giang và Lạng Sơn; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả ở tỉnh Thái Bình; Trưởng Ban Tuyên giáo Nguyễn Trọng Nghĩa đi kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục hậu quả ở tỉnh Sơn La.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành Công điện số 6829/CĐ-BNN-ĐĐ và văn bản số 6830/BNN-ĐĐ về việc đóng cửa xả mặt số 2 hồ thủy điện Thác Bà và đảm bảo an toàn hạ du. Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 915/ĐĐ-QLĐĐ về đảm bảo an toàn chống lũ của hệ thống đê trong quá trình vận hành các trạm bơm tiêu qua đê; tăng cường công tác trực ban 24/24h; tham mưu chỉ đạo, triển khai ứng phó với mưa lũ.
Tác giả: Quang Hùng
Nguồn tin: congluan.vn