LTS-Anh Nguyễn Quốc Vương, hiện đang là nghiên cứu sinh ngành Giáo dục lịch sử tại Nhật Bản. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, từ Nhật Bản anh Vương đã chia sẻ với Tuần Việt Nam về vai trò hết sức quan trọng của người thầy trong thúc đẩy cải cách giáo dục tại Việt Nam.
Thưa anh Vương, nếu không nghiên cứu, học tập ở Nhật Bản liệu anh có đặt vấn đề "Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản" không?
Nguyễn Quốc Vương: Tôi viết với tâm thế của một công dân và tâm thế của một người làm giáo dục.
Là công dân đương nhiên tôi phải có trách nhiệm với những vấn đề của đất nước vì đơn giản là số phận và hạnh phúc của cá nhân tôi cũng như gia đình tôi gắn liền với vận mệnh của đất nước.
Là một người làm giáo dục, hiển nhiên, trong vai trò của người làm chuyên môn, tôi có trách nhiệm phải nghiên cứu, suy nghĩ về giáo dục nước nhà.
2 lần được du học tại Nhật Bản chính là “điểm tựa” để tôi có thể ngoảnh nhìn lại giáo dục Việt Nam một cách khách quan.
Sự rời xa khoảng cách địa lý nhất định cộng với lượng thông tin phong phú đã giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều vấn đề về giáo dục Việt Nam. Vì thế trong cuốn sách mới xuất bản, đã lấy tên là “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản”.
Đương nhiên, tôi không cho rằng Nhật Bản là một hình mẫu lý tưởng và Việt Nam chỉ cần sao chép là ổn. Những người học ở Mỹ, Pháp, Đức… cũng sẽ có cái nhìn so sánh tương tự.
Nếu tôi không du học ở Nhật mà là một nước khác, rất có thể tên cuốn sách của tôi chỉ thay hai từ “Nhật Bản” bằng tên nước tôi học.
Thưa anh Vương, nếu không nghiên cứu, học tập ở Nhật Bản liệu anh có đặt vấn đề "Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản" không?
Nguyễn Quốc Vương: Tôi viết với tâm thế của một công dân và tâm thế của một người làm giáo dục.
Là công dân đương nhiên tôi phải có trách nhiệm với những vấn đề của đất nước vì đơn giản là số phận và hạnh phúc của cá nhân tôi cũng như gia đình tôi gắn liền với vận mệnh của đất nước.
Là một người làm giáo dục, hiển nhiên, trong vai trò của người làm chuyên môn, tôi có trách nhiệm phải nghiên cứu, suy nghĩ về giáo dục nước nhà.
2 lần được du học tại Nhật Bản chính là “điểm tựa” để tôi có thể ngoảnh nhìn lại giáo dục Việt Nam một cách khách quan.
Sự rời xa khoảng cách địa lý nhất định cộng với lượng thông tin phong phú đã giúp tôi hiểu rõ hơn nhiều vấn đề về giáo dục Việt Nam. Vì thế trong cuốn sách mới xuất bản, đã lấy tên là “Giáo dục Việt Nam học gì từ Nhật Bản”.
Đương nhiên, tôi không cho rằng Nhật Bản là một hình mẫu lý tưởng và Việt Nam chỉ cần sao chép là ổn. Những người học ở Mỹ, Pháp, Đức… cũng sẽ có cái nhìn so sánh tương tự.
Nếu tôi không du học ở Nhật mà là một nước khác, rất có thể tên cuốn sách của tôi chỉ thay hai từ “Nhật Bản” bằng tên nước tôi học.
"Muốn cấm dạy thêm thì phải học các nước. Họ tách rời việc dạy thêm học thêm ra khỏi trường phổ thông." Ảnh minh hoạ: Trần Đức.
Trong cuốn sách của anh tôi còn thấy cả những dằn vặt và lo lắng?
Khi nhìn ra những vấn đề của giáo dục Việt Nam và hiểu được ở mức độ nào đó cách làm của thế giới, một cách tự nhiên tôi cảm thấy lo lắng cho cả hiện tại và tương lai của nền giáo dục nước nhà.
Việc biết mà chỉ có thể làm được một vài việc nhỏ nhoi trong khi thời gian không chờ đợi nước mình là một nỗi khổ tâm. Tôi nghĩ có lẽ có nhiều người khác cũng cùng chung trong tâm trạng ấy.
Vừa rồi ở TP. Hồ Chí Minh có lệnh cấm dạy thêm sau đó lại dỡ lệnh cấm. Tôi vẫn nhớ anh từng bình luận điều này "đúng như dự đoán". Vì sao anh đã dự đoán như vậy?
Trước khi lệnh cấm mới ban hành tôi đã viết trên Facebook rằng lệnh cấm đó khó khả thi. Kết quả cuối cùng cho thấy các trường vẫn có thể dạy thêm nếu như học sinh tự nguyện. Nhưng trên thực tế, học sinh là “phía yếu thế” cho nên sự “tự nguyện” trong nhiều trường hợp cũng không đáng tin. Giáo viên, trường học nếu muốn ép học sinh học thêm sẽ có đủ cách gây áp lực “mềm” để học sinh phải “tự nguyện” học.
Muốn cấm dạy thêm thì phải học các nước. Họ tách rời việc dạy thêm học thêm ra khỏi trường phổ thông. Việc dạy thêm học thêm sẽ được tiến hành ở các trung tâm có pháp nhân độc lập với hệ thống giáo viên riêng. Các giáo viên đang dạy ở trường phổ thông không được phép dạy ở các trung tâm này.
Đương nhiên tiền đề để thực hiện lệnh cấm này phải là việc đảm bảo lương của giáo viên đủ sống mức bình thường. Nếu phải sống với bản năng sinh tồn, giáo viên sẽ có đủ cách để lách lệnh cấm và phía bên thực thi pháp luật cũng sẽ gặp khó khăn.
Tôi cũng từng trao đổi với nhiều vị lãnh đạo về những bất cập mà ngành giáo dục đang vướng phải, họ đều trả lời đại ý, “biết thế, nhưng trên chỉ đạo thế nào thì làm thế"(!?). Anh có gợi ý gì để có thể giúp "cởi trói" cho giáo viên và các trường học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục?
Điều anh nói đúng là một thực tế rất phổ biến. Mặc dù đa phần giáo viên đều nhận thấy rằng giáo dục đang đối mặt với rất nhiều vấn đề và cần phải cải cách. Tuy nhiên, kết luận của nhiều giáo viên lại rất…đơn giản: “mình không làm được gì đâu. Chờ trên xem sao”.
Hệ thống hành chính giáo dục vẫn còn nặng tính tập quyền và cơ chế “một chương trình-một sách giáo khoa” tồn tại quá lâu cho nên nhận thức của giáo viên về vai trò của bản thân trong cải cách giáo dục có phần hạn chế.
Rất nhiều người nghĩ mình đơn giản chỉ là người thừa hành trong khi cả lý luận và thực tiễn giáo dục hiện đại chỉ ra rằng chính giáo viên mới là người trực tiếp và thực sự làm cải cách giáo dục thông qua các thực tiễn giáo dục mà họ thực hiện hàng ngày, hàng giờ ở trường học.
Muốn làm được như thế thì giáo viên phải giác ngộ được sứ mệnh của mình là tạo ra những công dân có khả năng xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn dựa trên tư duy độc lập và tinh thần phê phán, truy cầu chân lý.
Dạy cái gì, dạy như thế nào suy cho cùng sẽ phụ thuộc phần lớn vào người giáo viên vì chỉ họ mới hiểu được tình hình thực tế của địa phương, trường học và học sinh.
Nhiều sự thay đổi nhỏ hợp lại sẽ tạo ra sức mạnh cộng hưởng để tạo ra sự thay đổi lớn. Chính vì vậy mà tôi cho rằng những cải cách được tạo ra từ “việc nhỏ” như thế là “cải cách từ dưới lên”. Đây là hướng đi tôi nghĩ là khả dĩ nhất cho các giáo viên trong bối cảnh hiện tại khi nhu cầu cải cách vô cùng lớn, tình cảm nguyện vọng của người dân và học sinh đối với sự thay đổi trong giáo dục rất bức thiết.
Nếu bình tĩnh mà nhìn vào lịch sử Việt Nam sẽ thấy phần lớn các cuộc cải cách tạo ra sự thay đổi tốt đẹp ở đất nước chúng ta ban đầu đều bắt đầu từ các hoạt động cải cách nhỏ, lẻ, thử nghiệm kiểu “xé rào” hay “mô hình thực tiễn” từ đó thông qua hiệu quả thực tế khó có thể phủ nhận, nó mới tác động tới chính sách và được phổ biến rộng ra trên quy mô cả nước. Thực tế này cũng sẽ là một tham khảo đáng chú ý để những người có trách nhiệm trong ngành giáo dục và giáo viên suy ngẫm.
Ngay cả trong trường hợp cải cách giáo dục “từ trên xuống” đi đúng hướng đi nữa thì suy cho đến cùng, cải cách đó có thực sự tạo ra hiệu quả hay không cũng phải thông qua các “cải cách từ dưới lên”. Hơn nữa, cải cách “từ trên xuống” rất có thể đến lúc nào đó sẽ nguội lạnh nhưng cải cách “từ dưới lên” thì sẽ diễn ra từng giờ, từng phút ở trường học và làm cho giáo dục liên tục được cải tiến ngày một tốt hơn. Đấy là cách làm hợp quy luật và đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.
Tất nhiên, bản thân thuật ngữ “thực tiễn giáo dục” hiểu theo nghĩa hoạt động và là thành quả của “cải cách từ dưới lên” do giáo viên tiến hành ở Việt Nam vẫn tương đối lạ lẫm vì thế để có thể có “cải cách từ dưới lên” sẽ cần đến cả thời gian và sự nỗ lực tự thân của giáo viên. Sự phổ cập internet trong xã hội thông tin hóa sẽ là một yếu tố quan trọng giúp cho các giáo viên trẻ có điều kiện học hỏi nhanh hơn.
Trong cuốn sách của mình, tôi dành một dung lượng nhất định để trình bày về các “thực tiễn” giáo dục ở Nhật Bản với tư cách là những biểu hiện cụ thể của trào lưu “cải cách từ dưới lên” cũng là nhằm mục đích cung cấp thông tin tham khảo để giáo viên Việt Nam suy nghĩ về điều đó.
Cám ơn anh Nguyễn Quốc Vương đã dành thời gian cho Tuần Việt Nam.
Tác giả bài viết: Trần Đức thực hiện
Nguồn tin: