Ngày 3/12, tại lễ tuyên dương học sinh đoạt giải Olympic quốc tế, học sinh xuất sắc trong kỳ thi THPT quốc gia 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng hệ thống giáo dục các trường đại học phải là những mô hình tiên tiến thì nước ta mới có những người tài năng như Bill Gates, Jack Ma.
Báo cáo trước Quốc hội ngày 16/11, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Vì chúng ta có một dự án như việc sửa một ngôi nhà trong một số năm, nhân dân đều muốn biết rằng phương án sau cùng mà chúng ta đi đến ổn định là phương án thi như thế nào, từ lúc này đến khi đó qua bao nhiêu lần thay đổi nữa".
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT ngày 16/11, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) khẳng định bà thật sự đau lòng về vụ việc nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị điều đi tiếp khách.
Tại buổi tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ” diễn ra sáng 10/11, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta chưa đồng đều. Chi phí đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm. Đây là mức quá thấp, khó có thể đào tạo nghiên cứu sinh bài bản.
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, cho rằng cách dạy và học lịch sử hiện nay bắt học sinh ghi nhớ quá nhiều khiến các em ghét môn này. Tương lai, môn Lịch sử phải thay đổi theo hướng dạy học sinh kỹ năng, kích thích sự tìm tòi của học sinh và các em được phép sử dụng phương tiện tra cứu khi thi.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thi THPT quốc gia 2017, TS Lương Hoài Nam cho rằng giáo dục phải mạnh dạn thay đổi, nhưng cần làm theo cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao nhất của học sinh và phụ huynh. Ông đề xuất Việt Nam nên học tập cách tuyển sinh của Singapore.
Trong buổi tọa đàm “Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin” hôm 29/11, Phạm Thị Thanh - sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã - đặt câu hỏi cần học tập và làm việc như thế nào để có lương khởi điểm 2.000 USD/tháng. Câu hỏi này gây ra cuộc tranh luận trong giới tuyển dụng, sinh viên cũng như cộng đồng mạng.
Bàn về vấn đề thất nghiệp, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ cho rằng điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là vẫn đang đào tạo ra những cử nhân với thói quen đi xin việc, làm công ăn lương, không có tinh thần khởi nghiệp.
Hồi tháng 4, ngay sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có chia sẻ bên hành lang Quốc hội. Ông tâm niệm, chỉ khi nào xã hội có niềm tin vào giáo dục, mới thắng lợi, chưa có niềm tin thì vẫn thất bại.
Trước tình trạng nhiều công ty môi giới du học lách luật, đưa khách hàng sang Hàn Quốc lao động dưới dạng học tiếng, Nguyễn Trung Kiên - Phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc - khuyên những người có ý định lấy cớ du học đi làm kiếm tiền nên dừng lại, bởi đây không phải con đường làm giàu.
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức hồi tháng 10, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho rằng trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt. Đây là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Báo cáo trước Quốc hội ngày 16/11, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Vì chúng ta có một dự án như việc sửa một ngôi nhà trong một số năm, nhân dân đều muốn biết rằng phương án sau cùng mà chúng ta đi đến ổn định là phương án thi như thế nào, từ lúc này đến khi đó qua bao nhiêu lần thay đổi nữa".
Trong phiên chất vấn Bộ trưởng GD&ĐT ngày 16/11, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) khẳng định bà thật sự đau lòng về vụ việc nữ giáo viên ở Hà Tĩnh bị điều đi tiếp khách.
Tại buổi tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ” diễn ra sáng 10/11, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga thừa nhận chất lượng đào tạo tiến sĩ ở nước ta chưa đồng đều. Chi phí đào tạo tiến sĩ là 15 triệu/năm. Đây là mức quá thấp, khó có thể đào tạo nghiên cứu sinh bài bản.
GS Vũ Minh Giang, Phó chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử, cho rằng cách dạy và học lịch sử hiện nay bắt học sinh ghi nhớ quá nhiều khiến các em ghét môn này. Tương lai, môn Lịch sử phải thay đổi theo hướng dạy học sinh kỹ năng, kích thích sự tìm tòi của học sinh và các em được phép sử dụng phương tiện tra cứu khi thi.
Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thi THPT quốc gia 2017, TS Lương Hoài Nam cho rằng giáo dục phải mạnh dạn thay đổi, nhưng cần làm theo cách chuyên nghiệp và có trách nhiệm cao nhất của học sinh và phụ huynh. Ông đề xuất Việt Nam nên học tập cách tuyển sinh của Singapore.
Trong buổi tọa đàm “Vai trò và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong xã hội thông tin” hôm 29/11, Phạm Thị Thanh - sinh viên Học viện Kỹ thuật Mật mã - đặt câu hỏi cần học tập và làm việc như thế nào để có lương khởi điểm 2.000 USD/tháng. Câu hỏi này gây ra cuộc tranh luận trong giới tuyển dụng, sinh viên cũng như cộng đồng mạng.
Bàn về vấn đề thất nghiệp, Nhà giáo ưu tú Lê Công Cơ cho rằng điểm yếu của giáo dục đại học Việt Nam hiện nay là vẫn đang đào tạo ra những cử nhân với thói quen đi xin việc, làm công ăn lương, không có tinh thần khởi nghiệp.
Hồi tháng 4, ngay sau khi nhậm chức, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có chia sẻ bên hành lang Quốc hội. Ông tâm niệm, chỉ khi nào xã hội có niềm tin vào giáo dục, mới thắng lợi, chưa có niềm tin thì vẫn thất bại.
Trước tình trạng nhiều công ty môi giới du học lách luật, đưa khách hàng sang Hàn Quốc lao động dưới dạng học tiếng, Nguyễn Trung Kiên - Phó chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc - khuyên những người có ý định lấy cớ du học đi làm kiếm tiền nên dừng lại, bởi đây không phải con đường làm giàu.
Tại hội thảo nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong lớp học cho giáo viên tổ chức hồi tháng 10, PGS Đỗ Văn Xê, Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cho rằng trong suốt nhiều chục năm qua, chúng ta đang dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt. Đây là nguyên nhân chính khiến việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không hiệu quả.
Tác giả bài viết: Phượng Nguyễn - Nguyễn Sương
Nguồn tin: