Khi những mảnh ghép đứng độc lập với nhau
|
Chúng ta biết tới quy luật Pareto áp dụng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó là "80% lợi nhuận đến từ 20% khách hàng trung thành". Với sự gia tăng của số lượng doanh nghiệp theo cấp số nhân, việc giữ chân được khách hàng đòi hỏi nỗ lực và sự đầu tư lớn của doanh nghiệp khi không muốn rơi thị phần vào tay đối thủ. Chất lượng sản phẩm dịch vụ, chế độ hậu mãi, các chương trình ưu đãi liên tục... là cách thức để tạo sự khác biệt nhằm định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Trong đó, hình thức chăm sóc khách hàng qua thẻ tích điểm là cách thức phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay. Mục đích của hình thức này là khuyến khích khách hàng quay trở lại mua hàng để nhận ưu đãi từ doanh nghiệp. Việc lưu giữ thông tin khách hàng thông qua việc đăng ký thẻ tích điểm cũng giúp cho doanh nghiệp tương tác trực tiếp với khách hàng nhiều hơn qua sms, email, telesales...
Vấn đề ở chỗ với mục tiêu duy trì lượng khách hàng cũ, gần như doanh nghiệp nào cũng phát hành thẻ tích điểm khiến cho khách hàng sở hữu quá nhiều thẻ trong ví, chưa kể đến việc khách hàng bị quá tải khi tiếp nhận thông tin ưu đãi từ các doanh nghiệp phát hành thẻ.
Cách thức tiếp cận khách hàng tương tự nhau đã làm giảm hiệu quả của chương trình thẻ tích điểm. Giá trị ưu đãi nhỏ lẻ và phạm vi tiêu dùng nhỏ hẹp cũng không đủ sức giữ chân khách khách hàng quay trở lại. Mỗi doanh nghiệp đi theo cách của riêng mình cũng như mỗi mảnh ghép mang màu sắc riêng nhưng một mảnh ghép độc lập có đủ để tạo nên sức hút riêng?
Bức tranh đa màu sắc mang tên Vpoint
|
Để khắc phục hạn chế của thẻ tích điểm hiện tại, ý tưởng liên kết các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực để cùng chăm sóc khách hàng thông qua thẻ tích điểm chung đã được hình thành. Với thế mạnh về hạ tầng công nghệ thông tin, VinaPhone đã bắt tay cùng đối tác Nhật Bản để khai thác dịch vụ thẻ tích điểm đa năng tại Việt Nam với tên gọi thẻ tích điểm đa năng Vpoint.
Sự ưu việt và khác biệt của thẻ Vpoint chính là hệ sinh thái đa dạng và tính linh hoạt trong chính sách sử dụng ưu đãi giữa các doanh nghiệp trong cộng đồng. Vpoint là sự liên minh của những thương hiệu lớn trong các lĩnh vực: ẩm thực, du lịch, vận tải, bán lẻ, thời trang, ngân hàng, thương mại điện tử, làm đẹp... với số lượng điểm chấp nhận thẻ lên tới 2.000 cửa hàng.
Bằng cách này, các doanh nghiệp một mặt đã gia tăng lợi ích cho khách hàng khi trao họ quyền được lựa chọn cửa hàng bất kỳ thuộc cộng đồng liên minh để sử dụng ưu đãi, nhưng mặt khác gắn kết hiệu quả hơn với các người tiêu dùng bởi những ưu đãi đó chỉ có giá trị trong cộng đồng.
Vừa qua, hai doanh nghiệp lớn của Nhật Bản cũng đã chính thức tham gia vào cộng đồng Vpoint, đó là JCB International và hệ thống cửa hàng tiện lợi MINISTOP VIỆT NAM. Những mảnh ghép "ngoại quốc" này đã góp phần tạo nên sự sinh động cho bức tranh Vpoint, khi gia tăng tiện ích vừa tích điểm vừa thanh toán mà không cần dùng tới tiền mặt của thẻ liên kết Vpoint - JCB; đồng thời khách hàng có thể sử dụng những ưu đãi bằng điểm trong cộng đồng Vpoint để mua các vật dụng hàng ngày tại hệ thống của MINISTOP.
Những "mảnh ghép" khác của Vpoint có thể kể đến như Golden Gate, VinaSun, Open99, Efora, VnTrip, IK Closet, Nha Khoa Phương Anh, May 10…
Chính thức ra mắt vào 29/11 tới đây, cộng đồng liên minh Vpoint sẽ thổi một luồng gió mới tới thị trường tiêu dùng Việt Nam. Những ẩn số cuối cùng cho bức tranh Vpoint trước thềm ra mắt đang sắp sửa được công bố. Hãy cùng đón chờ những mảnh ghép sắp được xướng tên trong thời gian tới vàs đếm ngược ngày chúng ta có thể chính thức sở hữu chiếc thẻ đa năng này.
Tác giả: PV
Nguồn tin: Báo Dân trí