Du lịch

Những điểm du lịch nổi tiếng có nguy cơ biến mất vĩnh viễn

Do hiện tượng biến đổi khí hậu và những tác động khách quan khác khiến một số điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới có nguy cơ biến mất vĩnh viễn.

Sạt lở biển Cửa Đại và nguy cơ mất Hội An

Bãi biển Cửa Đại

Một trong những bãi biển đẹp và là niềm tự hào của người Hội An: biển cửa Đại đang có nguy cơ biến mất nếu không được can thiệp kịp thời. Hiện tại, tình trạng sạt lở ở bãi biển này đang diễn ra nghiêm trọng. Dù tỉnh Quảng Nam đã thực hiện nhiều biện pháp nhưng tình hình nước biển xâm thực vẫn diễn ra phức tạp.



Hiện tình trạng sạt lở đã tiến tới khu vực phía Bắc của bãi biển. Khu vực sạt lở chỉ cách tuyến đường giao thông nối phố cổ Hội An hơn 200m, tiến gần tới nhiều khách sạn. Một số khu vực đang mất dần như bãi tắm công cộng, các khu resort xây dựng ven biển phải bỏ hoang, ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngành du lịch địa phương.

Việc khí hậu biến đổi cùng những tác động của con người khiến nhiều địa danh nổi tiếng khách trên thế giới cũng rơi vào nguy cơ “bị xóa sổ”. Nếu việc bảo vệ môi trường không được thực hiện quyết liệt, trong tương lai, những điểm đến này có thể chỉ là dĩ vãn.



Một trong những thành phố lãng mạn nhất thế giới – thành phố của những kênh đào Venice đang hứng chịu khoảng 100 trận lụt mỗi năm. Nằm ở nơi thấp nhất thế giới, các nhà khoa học đang lo ngại không biết liệu Venice còn trụ vững được bao lâu nữa. Ngoài ra, việc ngâm nước biển cũng khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới các công trình xây dựng.



Biển Chết thuộc biên giới giữa Bờ Tây Israel và Jordan. Khu vực chứa nước bị vây kín và là hồ chứa nước có độ mặn cao nhất thế giới khiến cá và thực vật không thể sống nổi. Biển Chết hàng năm vẫn thu hút lượng lớn du khách tới nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trong vòng 40 năm qua, khu vực này đã giảm đi 1/3 diện tích. Nếu việc khai thác nguồn nước từ sông Jordan (dòng sông duy nhất cung cấp nước cho nơi này) vẫn còn tiếp diễn, Biển Chết sẽ biến mất trong vòng 50 năm nữa.



Thành cổ Bam của Iran là pháo đài bằng đất nung có kiến trúc và vật liệu xây dựng độc đáo, xây dựng từ 2000 năm trước. Tuy nhiên, trận động đất mạnh 6.5 độ richer khiến hầu hết các công trình đặc sắc ở Bam bị phá hủy.



Rạn san hô Great Barrier là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất thế giới, kéo dài khoảng 2600 km, cách bờ biển Queensland hướng về đông bắc nước Úc. Đây là khu vực đa dạng vè sinh học, gồm cả nhiều loài đang gặp nguy hiểm. Tình hình biến đổi khí hậu, ô nhiễm, đánh bắt cá là những mối đe dọa nghiêm trọng tới rạn san hô này. Theo nghiên cứu năm 2012 của Viện Hàn lân Khoa học quốc gia Mỹ, từ năm 1985, khu vực này đã mất đi một nửa số loài.



Thành phố đá sừng sững Petra là khu vực khảo cổ học thuộc phía Tây Nam của Jordan, nằm trên sườn núi Hor. Nơi đây nổi tiếng với những bức tượng tạc vào đá, được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 1985 và là một trong những tài sản văn hóa quý giá nhất của nhân loại. Từ năm 2006, Petra được thiết kế thành trung tâm du lịch. Tuy nhiên, do nằm trong khu vực thường xuyên bị thời tiết xói mòn và thói quen du khách muốn chạm vào bề mặt ngôi đền khiến nơi đây có nguy cơ biến mất.



Công viên quốc gia Glacier, Montana, Mỹ được xem là vùng đất trung tâm của “vương miện các hệ sinh thái lục địa”. Tại đây còn có khoảng 150 dòng sông băng, tồn tại từ giữa thế kỷ 19. Tuy nhiên, do vấn đề biến đổi khí hậu, số lượng những dòng sông băng đang giảm dần và có thể biến mất hoàn toàn trong thời gian tới.



Nam Cực đang là điểm du lịch thu hút lượng khách tới ngày càng tăng. Trong những năm qua, cực nam của thế giới đang thay đổi dần và có thể mất vĩnh viễn. Các chuyên gia cho biết, nhiệt độ tại đây đã tăng lên 3 độ C, gấp 5 lần so với tỷ lệ trung bình của sự nóng lên toàn cầu. Điều này khiến băng tan và sụt giảm nghiêm trọng số lượng chim cánh cụt.

Tác giả bài viết: Việt Hà

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP