Nguyễn Hồng Thao sinh năm 1957 tại Thái Bình. Ông là nhà ngoại giao chuyên nghiệp, có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực biên giới và gắn bó với ngành Ngoại giao hơn 15 năm qua.
Việt Nam ứng cử trong nhóm nước khu vực châu Á với 10 ứng cử viên cho 7 vị trí.
Khóa họp diễn ra ngày 3/11. Đây là lần đầu tiên đại diện của Việt Nam trúng cử vào Uỷ ban Luật pháp quốc tế.
Việc ứng cử viên Việt Nam trở thành thành viên của cơ quan quan trọng này của LHQ thể hiện vị thế, uy tín quốc tế và sự tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương và LHQ, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế.
Kết quả này cũng thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của bạn bè quốc tế đối với năng lực của cá nhân Đại sứ Nguyễn Hồng Thao.
Với bề dày kinh nghiệm công tác và năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực của luật pháp quốc tế và ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao chắc chắn sẽ phát huy thế mạnh của mình, phản ánh quan điểm và phát huy vai trò của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển, đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác của Ủy ban Luật pháp quốc tế và quá trình pháp điển hoá và phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế - Bộ Ngoại giao cho hay.
Nói về kết quả bầu ILC, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga cho biết, việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao được các nước thành viên LHQ bầu chọn làm thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế là một tin vui lớn.
"Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn với đất nước, với ngoại giao Việt Nam vì đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam, một nhà ngoại giao Việt Nam, được bầu vào một cơ quan rất quan trọng của LHQ. Sự kiện này một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của VN và sự tham gia tích cực của VN tại các diễn đàn pháp lý của LHQ cũng như ở cấp độ khu vực như ASEAN, APEC", bà Nga cho biết.
ILC có 34 thành viên, được Đại hội đồng LHQ thành lập năm 1947 với nhiệm vụ thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Việt Nam ứng cử trong nhóm nước khu vực châu Á với 10 ứng cử viên cho 7 vị trí.
Khóa họp diễn ra ngày 3/11. Đây là lần đầu tiên đại diện của Việt Nam trúng cử vào Uỷ ban Luật pháp quốc tế.
Việc ứng cử viên Việt Nam trở thành thành viên của cơ quan quan trọng này của LHQ thể hiện vị thế, uy tín quốc tế và sự tham gia ngày càng sâu rộng của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương và LHQ, sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam vào các công việc chung của cộng đồng quốc tế.
Kết quả này cũng thể hiện sự ghi nhận, tin tưởng của bạn bè quốc tế đối với năng lực của cá nhân Đại sứ Nguyễn Hồng Thao.
Với bề dày kinh nghiệm công tác và năng lực chuyên môn trên nhiều lĩnh vực của luật pháp quốc tế và ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Hồng Thao chắc chắn sẽ phát huy thế mạnh của mình, phản ánh quan điểm và phát huy vai trò của Việt Nam và các quốc gia đang phát triển, đóng góp tích cực, hiệu quả vào công tác của Ủy ban Luật pháp quốc tế và quá trình pháp điển hoá và phát triển tiến bộ của luật pháp quốc tế - Bộ Ngoại giao cho hay.
Nói về kết quả bầu ILC, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ Nguyễn Phương Nga cho biết, việc Đại sứ Nguyễn Hồng Thao được các nước thành viên LHQ bầu chọn làm thành viên Uỷ ban Luật pháp quốc tế là một tin vui lớn.
"Đây là sự kiện có ý nghĩa lớn với đất nước, với ngoại giao Việt Nam vì đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam, một nhà ngoại giao Việt Nam, được bầu vào một cơ quan rất quan trọng của LHQ. Sự kiện này một bước tiến quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của VN và sự tham gia tích cực của VN tại các diễn đàn pháp lý của LHQ cũng như ở cấp độ khu vực như ASEAN, APEC", bà Nga cho biết.
ILC có 34 thành viên, được Đại hội đồng LHQ thành lập năm 1947 với nhiệm vụ thúc đẩy pháp điển hóa và phát triển tiến bộ luật pháp quốc tế.
Đại sứ Nguyễn Hồng Thao từng đảm nhận nhiều vị trí quan trọng trong các cuộc đàm phán biên giới lãnh thổ, từng là Phó chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao) và là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia nhiệm kỳ 2011-2014. Ông tốt nghiệp trường Hải quân Baku (Azerbaijan) từ 1976 đến năm 1982; Thạc sỹ rồi Tiến sỹ trường ĐH Paris I Sorbonne (Pháp). Từ năm 1996 đến 2005, ông giữ chức Phó Vụ trưởng, Vụ các vấn đề Biển, Ban Biên giới Chính phủ (sau đổi tên là Uý ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao). Từ năm 2005 đến 2007, ông là Vụ trưởng, Vụ Biên giới phía Tây, Uý ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao. Từ năm 2007 đến 2011, ông là Phó Chủ nhiệm Uý ban Biên giới Quốc gia, Bộ Ngoại giao. Từ năm 2009, ông là Phó giáo sư Luật quốc tế, tham gia giảng dạy tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Học viện Ngoại giao Việt Nam; ủy viên Ban Chấp hành Luật quốc tế châu Á; chuyên gia cao cấp Bộ Ngoại giao. Từ tháng 6/2011 đến tháng 8/2014, ông là Đại sứ Việt Nam tại Malaysia. Từ tháng 9/2014 đến nay, ông là Đại sứ Việt Nam tại Kuwait. |
Tác giả bài viết: Thái An
Nguồn tin: