|
Theo chuyên gia này, tất cả các sản phẩm công nghệ vũ khí mới được công bố của Nga gần đây là chưa đạt tới giới hạn tối đa. Khả năng công nghệ và chất lượng của các vũ khí được sản xuất là do công sức của của các kỹ sư, những người đã sử dụng chính xác những kinh nghiệm đã được đúc kết hàng nhiều thập kỷ qua của Nga.
Ông Alexei Fenenko cho rằng, tất cả các vũ khí hiện đại là sự hiện đại hóa sâu của các mẫu vũ khí trước đó. Ví dụ, tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-28 (Sarmat) lấy nền tảng công nghệ của tên lửa đạn đạo liên lục địa Voevod.
Điều này còn liên quan tới tên lửa hành trình “không giới hạn tầm xa” đã được Tổng thống Vladimir Putin giới thiệu. Trong trường hợp này, cần phải nhắc tới những thành công của tên lửa Kh-32 và Kh-101.
Hay nói cách khác, Nga luôn có nguồn dự trữ dành cho các loại vũ khí kỹ thuật mới. Thậm chí loại vũ khí được gọi là “theo những nguyên lý vật lý mới” (laser) đã được chế tạo từ những năm 60 của thế kỷ XX. Mỹ cũng có những hoạt động tương tự.
Trong khuôn khổ học thuyết quân sự của mình, Mỹ đã xác định chiến lược triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa và vũ khí tấn công tại châu Âu. Để hiện thực hóa được các kế hoạch này, luôn phải cần tới gần 15 năm, chuyên gia Fenenko nhấn mạnh.
Mỹ đã hoàn thành dự án của mình vào năm 2002, khi mà quyết định về thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đã được Tổng thống G. Bush thông qua. Rõ ràng, Nga cần phải đáp trả. Không lẩn tránh khỏi thực tại, Nga đã bắt đầu công việc một cách có kế hoạch, bao gồm lên dự án, phân tích chiến lược, đánh giá các khả năng và sản xuất các thiết bị kỹ thuật.
Kết quả chỉ sau 15 năm, Nga đã trình làng những loại vũ khí mới mà thực tế đã hủy bỏ những nỗ lực của phía Mỹ. Hiện nay “quả bóng đã được đá trả về phía Mỹ”, và họ phải mất rất nhiều thời gian để bắt kịp Nga trong các kế hoạch công nghệ chiến lược.
Tác giả: SƠN NGUYỄN
Nguồn tin: Báo Tiền phong