Kinh tế

Nâng cao chất lượng sản phẩm chè Nghệ An

Chè là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh. Mặc dù đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu nhãn hiệu tập thể "chè Nghệ An", nhưng đến nay chất lượng chè vẫn chưa được nâng cao. Chè Nghệ An mới chỉ là nguyên liệu đầu vào cho các hãng sản xuất chè lớn trên thế giới và chưa thực sự tạo được thương hiệu riêng. Chỉ rõ các nguyên nhân để từ đó có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chè CN là vấn đề được quan tâm của ngành nông nghiệp nghiệp hiện nay.

Hạn hán nghiêm trọng xảy ra liên tục trong năm 2014 và 2015 đã khiến hàng trăm ha chè bị hỏng, chết. Đây là nguyên nhân khách quan khiến năng suất sản lượng và chất lượng chè của tỉnh chưa tương xứng với tiềm năng. Anh Sơn một trong 2 địa phương có diện tích chè CN lớn nhất cả tỉnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do thiên tai những năm vừa qua. Đó là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho việc phát triển cây CN chủ lực này - Ông Nguyễn Đình Đăng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Anh Sơn nhận định: Mấy năm gần đây, nắng nóng kéo dài khiến nhiều ha chè trên địa bàn bị chết, việt phục hồi rất khó khăn. Điều này gây ảnh hưởng đến chất lượng chè.

Vườn chè ở xã Hùng Sơn

Cùng với nguyên nhân khách quan, thì còn nhiều nguyên nhân chủ quan khiến cho chất lượng chè Nghệ An chưa cao.

Trước hết là cách thu hoạch chè, mỗi ngày một cái máy và 3 lao động có thể hái được 2 đến 3 tấn chè búp tươi. Năng suất hái tăng gấp 10 đến 12 lần so với hái thủ công trước đây. Việc đưa cơ giới vào các khâu thu hoạch là rất cần thiết cho sự phát triển. Tuy nhiên, hái đúng hay sai quy trình lại do chính người vận hành máy. Với cách khoán 90 nghìn đồng cho 1 tạ chè búp tươi, thì việc hái chè bằng máy quá sâu để thu được sản lượng chè cao nhất sẽ vừa mang lại lợi nhuận cho cả người hái và chủ vườn. Cũng chính vì thế mà chất lượng chè ngay từ khi mới thu hoạch đã bị giảm xuống so với trước và khái niệm 1 tôm 2,3 lá đã không còn tồn tại ở các vùng chè lớn.

Theo ông Nguyễn Duy Khai - Xóm 1 - Xí Nghiệp chè Ngọc Lâm, cắt chè bằng máy thì nhanh hơn nhưng cũng sẽ bị đau chè, chè hồi phục, lá già máy cũng cuốn vô.

Chè nguyên liệu dù bị hái sai quy trình nhưng vẫn dễ dàng xuất bán, bởi ngoài các nhà máy xí nghiệp thu mua thì còn có sự góp mặt của trên 50 lò sấy chè mi ni tham gia thu mua chè búp tươi phục vụ chế biến. Cũng bởi có nhiều thời điểm cầu lớn cung khiến việc tranh mua cướp bán xảy ra, và khi đó chất lượng chè lại càng ít được quan tâm.

Hái chè bằng máy thu được sản lượng chè cao, nhưng nếu hái sâu quá thì chè sẽ bị đau


Ông Nguyễn Bá Trị - Giám đốc Xí nghiệp chè Ngọc Lâm nói: Mặc dù xí nghiệp đã đầu tư cho dân nhưng nhiều khi vì lợi nhuận người dân vẫn bán chè nguyên liệu cho các nhà máy chè mi ni nên tình trạng tranh mua vẫn xảy ra”

Ông Lê Đình Thanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho rằng: Chất lượng chè đạt thấp là do người dân hái chè bằng máy, lá già, lá khô cũng hái nên nguyên liệu ban đầu kém. Hơn nữa các lò sây chè mi ni xuất hiện và công nghệ cũ kỹ cũng làm cho chất lượng chè thấp.

Một vấn đề nữa khiến chất lượng chè Nghệ An còn thấp là do các nhà máy vẫn đang dừng lại ở chế biến nguyên liệu thô, chưa chú trọng đến việc đầu tư thiết bị hiện đại để sản xuất ra các thành phẩm có chất lượng. Đơn cử như dây chuyền này đã đươc lắp đặt từ cách đây 15 năm đã rất cũ kỹ và lạc hậu, trong khi đó trên thế giới, công nghệ được thay đổi liên tục.

Với gần 8.000 ha, chè Công nghiệp là cây trồng chủ lực của Nghệ An. Loại cây Công nghiệp này đã tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động. Và cho dù hiện nay chúng ta chỉ mới xuất khẩu nguyên liệu dạng thô cho các hãng chè lớn trên thế giới, nhưng mỗi năm chè Công nghiệp cũng mang lại giá trị xuất khẩu đạt từ 5 - 7,5 triệu USD. Rõ ràng việc nâng cao giá trị của cây chè là rất cần thiết. Và đây cũng là vấn đề được ngành nông nghiệp và các địa phương cùng với người trồng chè quan tâm. Theo ông Cao Văn Hiệp - Công ty đầu tư phát triển chè Nghệ An, UBND tỉnh cần làm tốt việc quy hoạch vùng nguyên liệu cho nhà máy, tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến.

Sản xuất chè theo hướng Vietgap ở Hùng Sơn


Về phía người trông chè cần tập trung chăm sóc tốt cho cây chè, hái bằng máy nhưng phải tuân thủ quy trình kỹ thuật hái và chăm sóc; Tiếp tục thu hút đầu tư, đổi mới công nghệ chế biến để đáp ứng với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước - Ông Nguyễn Văn Lập - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh nói.

Gia đình ông Nguyễn Văn Thuận Xóm 5 xã Hùng Sơn có 2,5 ha chè. Dù loại cây trồng này mới du nhập vào vùng đất Hùng Sơn được hơn 10 năm, nhưng đến nay toàn xã đã có 530 ha chè CN. Và việc nâng cao chất lượng, giá trị của loại cây trồng này đang chính được người trồng chè quan tâm.

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra nhiều cơ hội và nhiều thách thức cho nông sản Việt Nam, nhất là cây chè. Vì thế để có thể vào được thị trường mở thì ngay từ bây giờ từ người trồng chè, đơn vị chế biến, nhà quản lý cần có sự thay đổi mạnh mẽ trong tất cả các khâu từ sản xuất đến đến chế biến. Có như vậy, sản phẩm chè Nghệ mới có một chỗ đứng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tác giả bài viết: Thúy Vinh

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG


TOP